VNCDC Công điện Bộ Y tế gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường công tác tiêm chủng an toàn và hiệu quả

Thảo luận trong 'Tin tức' bắt đầu bởi Cục Y tế Dự phòng, 10/1/19.

  1. Cục Y tế Dự phòng

    Cục Y tế Dự phòng Bệnh viện Quận 4
    • 1/6

    Đã được thích:
    27
    Điểm thành tích:
    1
    Để tiếp tục chủ động phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib, Bộ Y tế đã quyết định về việc sử dụng vắc xin ComBE Five do Công ty Biological E. Ltd Ấn Độ sản xuất có thành phần tương tự để thay thế vắc xin Quinvaxem trong tiêm chủng mở rộng. Đến ngày 09/01/2019, đã có 28 tỉnh/thành phố đã triển khai tiêm vắc xin này với số trẻ được tiêm là 131.171 trẻ. Theo báo cáo, ngoài phản ứng thông thường như (sốt nhẹ, sưng đau nhẹ tại chỗ tiêm, các triệu chứng khác như khó chịu, quấy khóc...) với tỷ lệ khoảng 2,5% đồng thời cũng đã ghi nhận một số trường hợp sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật ở một số địa phương với tỷ lệ khoảng 0,05%, các trường hợp này đều đã ổn định sau khi được cán bộ y tế theo dõi, điều trị.

    Mặc dù tỷ lệ các phản ứng trên nằm trong thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, song để bảo đảm tiêm chủng an toàn, đạt tỷ lệ cao, ngày 10/01/2019 Bộ Y tế đã có Công điện số 20/CĐ-BYT gửi Đồng chí Giám đốc Sở Y tế chỉ đạo triển khai ngay một số nội dung quan trọng sau:

    1. Tổ chức tập huấn ngay cho cán bộ y tế của các cơ sở tiêm chủng cũng như cán bộ y tế tuyến huyện chưa được tập huấn hoặc đã được tập huấn nhưng chưa thuần thục về khám sàng lọc, đặc biệt xử trí cấp cứu phản ứng sau tiêm chủng theo hướng dẫn tại Thông tư 51/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế về hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ. Chỉ những cơ sở tiêm chủng có cán bộ y tế đã được tập huấn và có kỹ năng về xử trí, cấp cứu sau tiêm chủng mới được tiến hành tiêm chủng. Yêu cầu tất cả các cơ sở tiêm chủng phải có phác đồ xử trí phản vệ và được treo tại điểm tiêm chủng.
    2. Cử cán bộ có trình độ chuyên môn hợp lý từ tuyến trên xuống tăng cường cho các Trạm Y tế xã, phường trong việc khám sàng lọc, cấp cứu và xử trí sau tiêm chủng, đặc biệt là những Trạm Y tế không có bác sỹ hoặc những xã, phường khó khăn.
    3. Huấn luyện lại cho các nhân viên y tế tại các cơ sở tiêm chủng về việc tư vấn cho các bà mẹ biết cách theo dõi trẻ sau tiêm chủng, phát hiện các triệu chứng của trẻ như sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật, sưng đau tại chỗ tiêm... để đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất để được khám, xử trí cũng như cấp cứu kịp thời.
    4. Tăng cường công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về lợi ích của việc tiêm chủng phòng bệnh, những phản ứng có thể gặp sau khi tiêm chủng và cách theo dõi, chăm sóc, phối hợp tốt với cơ quan y tế trong việc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, tốt nhất là đến bệnh viện gần nhất khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe sau tiêm chủng để người dân yên tâm, tin tưởng vào công tác tiêm chủng.
    5. Tổ chức các đoàn đi kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện chấn chỉnh ngay những tồn tại, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của các đơn vị, địa phương để bảo đảm việc tiêm chủng an toàn và hiệu quả, tránh tối đa các tai biến nặng và nếu có thì cần xử trí tối đa.
    Bộ Y tế đề nghị Đồng chí Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện.

    Ban biên tập Trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế


    Đính kèm:(Click lựa chọn để tải tệp tin)

    [​IMG]


    Xem trang nguồn: Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này