SỞ Y TẾ Giới thiệu sản phẩm bình chọn Giải thưởng Y tế thông minh của Bệnh viện Nguyễn Tri Phương: “Ứng dụng IoT để quản lý và điều phối máy giúp thở giữa các

Thảo luận trong 'Tin tức của Sở Y tế' bắt đầu bởi Sở Y tế TP.HCM, 19/11/19.

  1. Sở Y tế TP.HCM

    Sở Y tế TP.HCM Bệnh viện Quận 4
      0/6

    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    0
    [​IMG]

    Các máy thở tại Khoa Hồi sức tích cực và chống độc – Bv Nguyễn Tri Phương đều được gắn chip theo dõi thời gian thực về tình trạng hoạt động của máy



    Sản phẩm này đáng được ghi nhận và giới thiệu nhân rộng vì nó không đòi hỏi nhiều kinh phí nhưng mang lại hiệu quả thiết thực, nhất là kịp thời điều phối máy giúp thở hiện đang ở trạng thái nghỉ ở một khoa nào đó sang khoa đang có bệnh nhân nặng cần được giúp thở.


    Bệnh viện Nguyễn Tri Phương là một bệnh viện đa khoa tuyến cuối của thành phố, để đáp ứng nhu cầu tiếp nhận và điều trị bệnh nhân nặng từ các bệnh viện khác chuyển đến, bên cạnh việc ưu tiên đầu tư nguồn lực cho Khoa Hồi sức tích cực và chống độc, bệnh viện còn phát triển thêm các đơn vị hồi sức tích cực ngay tại các khoa: hô hấp, tim mạch, tim mạch can thiệp, ngoại thần kinh,… Các đơn vị hồi sức này được trang bị các trang thiết bị chuyên sâu cho hoạt động hồi sức, trong đó có máy giúp thở.


    Làm thế nào điều phối kịp thời các máy giúp thở giữa các khoa và đơn vị hồi sức tích cực là một yêu cầu xuất phát từ thực tiễn của bệnh viện, nhưng hoạt động này luôn ở thế bị động. Nhận được đặt hàng của lãnh đạo bệnh viện, các chuyên gia công nghệ thông tin của bệnh viện đã nghiên cứu và tìm ra giải pháp hiệu quả giúp giải quyết vấn đề nan giải này. Mục tiêu của giải pháp là ứng dụng CNTT để tạo ra công cụ giúp biết được chính xác vị trí và tình trạng hoạt động của các máy thở tại tất cả các khoa theo thời gian thực, từ đó có thể điều phối kịp thời đáp ứng nhu cầu điều trị người bệnh.


    Tận dụng hạ tầng CNTT sẵn có của bệnh viện, các chuyên gia CNTT đã thiết lập nên hạ tầng cho IoT của bệnh viện, từ đó các máy thở sẽ được định danh và truyền thông tin tình trạng hoạt động qua mạng wifi của bệnh viện. Các chuyên gia CNTT của bệnh viện đã sử dụng con chip có tên là “esp8266”, là dòng chip tích hợp wifi 2.4Ghz, để thực hiện ghi nhận công suất điện tiêu thụ của mỗi máy thở và kết nối dữ liệu này với hệ thống wifi của bệnh viện. Vị trí của mỗi máy thở được xác định thông qua vị trí “access point” đã được xác định. Dữ liệu về công suất điện tiêu thụ sẽ được ghi nhận vào “server database”, nhờ đó biết được chính xác tình trạng hoạt động của máy thở.


    Với sản phẩm này, lãnh đạo Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đã phân quyền cho các bác sĩ trưởng khoa chủ động giải quyết cho “mượn” máy thở lẫn nhau khi khoa hết máy thở giúp cho công tác cấp cứu người bệnh luôn được kịp thời.


    Trong thời gian tiếp theo, các chuyên gia CNTT sẽ tiếp tục hoàn thiện sản phẩm này bằng cách tạo ra giao diện thân thiện hơn với người sử dụng và sẽ xây dựng ứng dụng trên điện thoại thông minh giúp cho lãnh đạo các khoa và lãnh đạo bệnh viện dễ dàng giám sát tình hình sử dụng máy thở ở mọi lúc, mọi nơi.

    Dưới đây là những hình ảnh mà đoàn đánh giá của Sở Y tế ghi nhận được về sản phẩm bình chọn Y tế thông minh tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (30/10/2019):


    [​IMG]

    Con chip “esp8266” được kết nối với máy thở, lắp đặt cố định vào chân máy thở tại Khoa Hồi sức tích cực và chống độc – BV Nguyễn Tri Phương (30/10/2019)



    [​IMG]

    Bất cứ bác sĩ nào trong bệnh viện đều dễ dàng biết khoa nào còn máy thở đang ở trạng thái nghĩ, khi có nhu cầu “mượn” máy thở sẽ liên hệ đúng khoa cần mượn

    SỞ Y TẾ TP.HCM

    Xem thêm...
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này