Cụ thể như sau: 1 Khởi động chương trình phát triển nguồn nhân lực y tế chất lượng cao từ y tế cơ sở đến y tế chuyên sâu 1.1. Xây dựng Đề án “Hỗ trợ, phát triển tài năng trẻ và lãnh đạo tương lai trong lĩnh vực y tế của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ nay đến 2035 và những năm tiếp theo”. 1.2. Ký kết bản ghi nhớ giữa Thành phố với Bộ Y tế Cu ba về đào tạo nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe ban đầu cho tuyến y tế cơ sở. 1.3. Hình thành mạng lưới cộng tác viên sức khỏe cộng đồng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thông qua việc triển khai thực hiện Đề án “Chính sách đặc thù phát triển mạng lưới cộng tác viên sức khỏe cộng đồng tại Thành phố Hồ Chí Minh” đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt. 1.4. Xây dựng kế hoạch triển khai thí điểm bổ sung nhân lực y tế cho trạm y tế theo quy mô dân số (xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh) trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt. 1.5. Triển khai hiệu quả Đề án “Củng cố và nâng cao năng lực y tế huyện Cần Giờ từ nay đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”. 1.6. Thực hiện đặt hàng đào tạo các loại hình nhân viên y tế với các trường thuộc khối Ngành sức khỏe. 1.7. Sơ kết 01 năm triển khai Đề án nâng cao năng lực Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố (HCDC). 2 Triển khai Chương trình quản lý sức khỏe người dân thuộc nhóm nguy cơ 2.1. Nhân rộng chương trình tầm soát các bệnh không lây nhiễm và chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người dân Thành phố (WHO-PEN), hướng đến mục tiêu quản lý toàn diện người mắc bệnh không lây nhiễm trên địa bàn Thành phố. 2.2. Triển khai khám sức khỏe cho người cao tuổi đang sinh sống trên địa bàn Thành phố theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành. 2.3. Xây dựng Đề án “Quản lý sức khỏe phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi, vị thành niên và người cao tuổi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2024 – 2025 và những năm tiếp theo”. 2.4. Phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức củng cố và nâng cao chất lượng các hoạt động chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên thuộc chương trình y tế học đường. 3 Củng cố các điều kiện cần để triển khai hiệu quả chuyển đổi số của Ngành y tế 3.1. Khảo sát thực trạng hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ sở y tế, tham mưu Thành phố có chính sách hỗ trợ kinh phí để nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của từng đơn vị. 3.2. Phối hợp Sở, ngành có liên quan triển khai số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của Ngành y tế Thành phố theo quy định chung của Thành phố. 3.3. Triển khai thực hiện nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử theo hướng tích hợp dữ liệu sức khỏe từ chương trình quản lý sức khỏe người dân thuộc nhóm nguy cơ. 3.4. Tổ chức bình chọn giải thưởng chất lượng của Ngành y tế Thành phố lần thứ 03 chuyên đề chuyển đổi số. 4 Vận dụng Nghị quyết 98 xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế 4.1. Xây dựng Đề án “Phát triển hệ thống y tế Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm chăm sóc sức khoẻ khu vực ASEAN giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo”. 4.2. Khởi động dự án xây dựng Trung tâm khám sức khỏe và tầm soát bệnh bằng công nghệ cao (trực thuộc Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM). 4.3. Phối hợp Tổng Lãnh sự quán Vương quốc Anh hoàn thành nghiên cứu giúp đánh giá tính khả thi về việc hình thành Trung tâm đổi mới sáng tạo y tế của Thành phố Hồ Chí Minh. 4.4. Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ sơ kết đánh giá kết quả thực hiện bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác về đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế, định hướng các hoạt động tiếp theo trong giai đoạn 2024 - 2025. 4.5. Phối hợp với các trường thuộc khối Ngành sức khỏe và các bệnh viện đầu ngành trong việc thu hút các chuyên gia trong và ngoài nước đến hỗ trợ, chuyển giao, phát triển các kỹ thuật y tế chuyên sâu. 5 Triển khai hiệu quả hoạt động đấu thầu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế theo Luật đấu thầu số 22/2023/QH15 5.1. Phổ biến, tập huấn cho giám đốc, cán bộ tham gia công tác đấu thầu của các đơn vị trực thuộc và trung tâm y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức những văn bản hướng dẫn thực hiện Luật đấu thầu số 22/2023/QH15. 5.2. Triển khai đấu thầu thuốc tập trung đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho trạm y tế. 5.3. Triển khai thử nghiệm ứng dụng tra cứu thuốc cấp cứu giữa các bệnh viện trên địa bàn Thành phố; Triển khai thử nghiệm ứng dụng điều tiết thuốc giữa các trạm y tế dành cho trung tâm y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức. 5.4. Phối hợp các Sở, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch triển khai hiệu quả Đề án Phát triển Công nghiệp Dược TP.HCM (ngay sau khi đề án được phê duyệt). 6 Tham mưu các cơ chế, chính sách giúp các bệnh viện công lập tự chủ bền vững 6.1. Cập nhật Đề án “Triển khai tự chủ tài chính theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP” theo hướng giúp các đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế Thành phố phát triển bền vững, trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt. 6.2. Triển khai thử nghiệm và nhân rộng ứng dụng cảnh báo tài chính dành cho giám đốc bệnh viện. 6.3. Triển khai giám sát trọng điểm về quản lý tài chính đối với các bệnh viện thuộc nhóm nguy cơ mất cân đối tài chính. 7 Đưa 3 bệnh viện cửa ngõ đi vào hoạt động hiệu quả trong năm 2024 7.1. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, mua sắm trang thiết bị, sẵn sàng nguồn nhân lực chuyên môn và quản trị bệnh viện để 3 bệnh viện cửa ngõ đi vào hoạt động trong năm 2024. 7.2. Phối hợp với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP.HCM khởi công xây dựng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố (giai đoạn 2); đẩy nhanh tiến độ dự án xây mới Trung tâm cấp cứu 115 tại cụm y tế Tân Kiên, và 32 dự án y tế còn lại đã được Thành phố thông qua. 7.3. Phối hợp với Sở Xây dựng giám sát, định kỳ giao ban các dự án y tế đảm bảo tiến độ giải ngân theo kế hoạch của Thành phố. 7.4. Khởi động các dự án y tế kêu gọi đầu tư theo phương thức đối tác công tư đã được Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua tại Nghị quyết số 181/NQ-HĐND ngày 08/12/2023. 8 Cụ thể hóa các hoạt động ưu tiên phát triển y tế vùng 8.1. Phát triển hệ thống giám sát, cảnh báo dịch bệnh trên địa bàn Thành phố và các tỉnh, thành vùng Đông Nam bộ, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. 8.2. Phối hợp với Sở Y tế các tỉnh, thành vùng Đông Nam bộ và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long xây dựng kế hoạch về tạo lập dữ liệu dùng chung về quản lý hành nghề khám, chữa bệnh. 8.3. Thống nhất với Sở Y tế các tỉnh, thành vùng Đông Nam bộ và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long về kế hoạch hình thành mạng lưới cấp cứu đột quỵ và điều trị ung thư theo quy mô vùng. 8.4. Triển khai hiệu quả các hoạt động hỗ trợ toàn diện cho Ngành y tế tỉnh Trà Vinh (chương trình Thành phố nghĩa tình chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)). 9 Bổ sung các bộ tiêu chí đánh giá chất lượng trong lĩnh vực y tế trên địa bàn Thành phố 9.1. Phổ biến, triển khai và sơ kết, rút kinh nghiệm quy chế phối hợp giữa Sở Y tế với Ủy ban nhân dân các quận, huyện và thành phố Thủ Đức. 9.2. Hoàn thiện Bộ tiêu chí đánh giá kết quả đầu ra trong công tác chăm sóc sức khoẻ người dân theo địa bàn quận, huyện và thành phố Thủ Đức. 9.3. Xây dựng và triển khai đánh giá Bộ tiêu chí chất lượng cấp cứu ngoài bệnh viện. 9.4. Cập nhật Sổ tay khuyến cáo tăng cường triển khai hoạt động quản lý chất lượng khám, chữa bệnh. 10 Tăng cường các giải pháp nhằm ngăn ngừa, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế 10.1. Phổ biến, tập huấn, tuyên truyền các văn bản hướng dẫn các Luật mới liên quan đến y tế (Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15, Luật Bảo hiểm Y tế, Luật đấu thầu). 10.2. Đẩy mạnh phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật trong hành nghề y, dược trên địa bàn Thành phố. 10.3. Phối hợp Công an Thành phố chọn những “vấn đề nóng” trong hoạt động khám, chữa bệnh để xử lý nghiêm, có trọng điểm. 10.4. Nghiên cứu các ứng dụng máy học, trí tuệ nhân tạo giúp phát hiện sớm các vi phạm về quảng cáo có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân để kịp thời ngăn chặn và xử lý. SỞ Y TẾ TPHCM Adblock test (Why?) Xem thêm...