Việc sử dụng những robot như vậy là để giảm thiểu sự tiếp xúc giữa người với người và đảm bảo làm sạch, khử trùng và hỗ trợ trong bệnh viện và các cơ sở y tế. Điều này sẽ giúp giảm thiểu các mối đe dọa đến tính mạng đối với các nhân viên y tế và bác sĩ đóng vai trò tích cực trong việc quản lý sự lây nhiễm trong môi trường bệnh viện, điển hình như đại dịch COVID-19. Các ứng dụng của robot và tự động hóa trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ đang tăng lên từng ngày. Liên đoàn robot quốc tế IFR (International Federation of Robots) dự đoán xu hướng về nhu cầu robot y tế trong những năm tới với ước tính thị trường lên đến 9,1 tỷ USD vào năm 2022. Robot không chỉ giúp các bác sĩ và nhân viên y tế thực hiện thực hiện các nhiệm vụ phức tạp và chính xác mà còn làm giảm khối lượng công việc của họ, do đó, về tổng thể robot sẽ giúp nâng cao hiệu quả của các cơ sở y tế. Tính đến thời điểm hiện nay, đã có 12 loại hình robot khác nhau có thể ứng dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, bao gồm: robot lễ tân, robot điều dưỡng (trong khu vực bệnh viện), robot cứu thương, robot tư vấn sức khoẻ từ xa, robot phục vụ trong bệnh viện, robot làm vệ sinh, robot phun xịt thuốc khử trùng, robot phẫu thuật, robot xạ trị, robot phục hồi chức năng, robot thực phẩm và robot giao hàng ngoài trời. 1) Receptionist Robots (Robot lễ tân) Robot lễ tân (Pepper robot) tại một bệnh viện ở Bỉ Loại hình robot này được ưu tiên sử dụng tại các quầy tiếp nhận của bệnh viện để giới thiệu thông tin về bệnh viện và các bộ phận khác nhau của bệnh viện, hướng dẫn người bệnh làm thủ tục khám bệnh. Chúng có thể xử lý một số lượng lớn người bệnh mà không cảm thấy mệt mỏi và hướng dẫn người bệnh theo sự lựa chọn của họ. Chúng cũng hấp dẫn trẻ em đến bệnh viện và mang lại những trải nghiệm thú vị và do đó làm giảm các triệu chứng khó chịu của người bệnh khi đến bệnh viện. 2) Nurse Robots in Hospitals (Robot điều dưỡng) Robot điều dưỡng tại bệnh viện và nhà dưỡng lão: (a) Robear robot, di chuyển bệnh nhân tại Nhật Bản; (b) Dinsow robot, giúp người bệnh cao tuổi giải trí và gọi trực tuyến với nhân viên bệnh viện; (c) Moxi robot, soạn thuốc theo hệ thống 2 hộp; (d) Robot trợ lý chăm sóc. 3) Ambulance Robots (Robot cứu thương) Phát triển loại hình robot cứu thương với xe tải (a) và máy bay cứu thương nhỏ tại Hà Lan (b,c) có chứa các phương tiện thiết yếu để hỗ trợ cấp cứu ngưng tim Theo thống kê, hàng năm ở Châu âu có khoảng 800.000 người bị ngừng tim, trong số đó chỉ có 8% sống sót nhờ cấp cứu ngoài bệnh viện. Nguyên nhân chính là do thời gian cung ứng các dịch vụ cấp cứu thường là 10 phút trong khi thời gian vàng chỉ trong 4–6 phút. Các chiến lược cứu sinh như dùng thuốc cấp cứu, hồi sức tim phổi (CPR) và máy khử rung tự động có thể được thiết kế đủ nhẹ và nhỏ gọn để có thể vận chuyển bằng máy bay không người lái đến địa điểm cấp cứu. Những robot như vậy rất hữu ích trong việc cấp cứu với thời gian vàng cho một bệnh nhân tại hiện trường. 4) Telemedicine Robots (Robot tư vấn sức khoẻ trực tuyến từ xa) RP-VITA (a) là robot tư vấn y tế từ xa được FDA chấp thuận; một bác sĩ ở một vị trí xa có thể tiếp cận bệnh nhân bằng cách sử dụng hội nghị truyền hình thời gian thực (b); một robot được sử dụng để giao tiếp từ xa với bệnh nhân để chẩn đoán bệnh (c) Những robot như vậy rất hữu ích giúp một bác sĩ từ xa có thể lấy tất cả các thông số sinh học và chẩn đoán bệnh bằng cách sử dụng thiết bị hỗ trợ nghe nhìn. Các hệ thống như vậy rất hữu ích trong trường hợp dịch bệnh truyền nhiễm quy mô lớn ở các vùng sâu vùng xa nơi không có sẵn bệnh viện và nhân viên y tế. 5) Serving Robots in Hospital (Robot phục vụ trong bệnh viện) Robot phục vụ trong bệnh viện: (a) Các bệnh viện Trung Quốc sử dụng robot để cung cấp thuốc tại các buồng bệnh; (b) Robot giao hàng tự động được triển khai tại một bệnh viện ở Singapore; (c) Robot phục vụ tự động TUG; (d) RELAY robot để cung cấp thuốc; (e) LoRobot L1 Có nhiều công việc trong bệnh viện đòi hỏi nhân viên bệnh viện phải đẩy và kéo vật liệu. Những công việc nặng nhọc này có thể dễ dàng thực hiện bằng cách sử dụng các robot phục vụ. Robot phục vụ có thể cung cấp thực phẩm cho nhiều bệnh nhân khác nhau đang nằm trong bệnh viện, chúng được sử dụng trong việc cấp phát thuốc, bỏ đồ giặt, cung cấp khăn trải giường mới, và vận chuyển chất thải thông thường và chất thải y tế,…trong bệnh viện. 6) Cleaning Robots (Robot làm vệ sinh) Robot Roomba là một máy hút chân không có điều hướng thông minh (a), Robot UVD là một thiết bị chiếu tia cực tím để khử khuẩn (b), Robot Peanut làm sạch các phòng vệ sinh của bệnh viện (c), Robot Swingobot 2000 là một rô bốt tự động lau sàn bệnh viện (d) Robot làm vệ sinh bệnh viện bằng máy hút khô và / hoặc cây lau nhà, những robot làm sạch môi trường bệnh viện giúp làm sạch môi trường, điều mà các nhà thiết kế hệ thống robot phi công nghiệp đã dự đoán từ lâu. Những robot như vậy là một phần không thể thiếu trong việc khử khuẩn bệnh viện. 7) Spraying/Disinfestation Robots (Robot phun xịt thuốc khử khuẩn) Robot phun thuốc khử khuẩn tại các khu dân cư của Trung Quốc: (a) Robot di động khử khuẩn điều khiển từ xa ở Hàng Châu, Trung Quốc. (b) Robot phun thuốc khử khuẩn tại các khu dân cư lớn ở Trung Quốc. (c) Robot pha chế nước rửa tay ở Thượng Hải Loại hình robot này được sử dụng rộng rãi trong việc phun hỗn hợp chất khử khuẩn trên các khu vực ngoài trời rộng lớn, ví dụ như các trung tâm dân cư của thành phố. Các robot này được điều khiển từ xa để nhân viên y tế tránh tiếp xúc nguy hiểm với các thuốc khử khuẩn dạng xịt. 8) Surgical Robots (Robot phẫu thuật) Robot phẫu thuật cung cấp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu với độ chính xác cao hơn so với bác sĩ phẫu thuật là con người thật. Ngày nay, robot phẫu thuật đã được thiết kế cho các ca phẫu thuật từ xa, hệ thống phẫu thuật robot Da Vinci là một trong những ví dụ phổ biến. 9) Radiologist Robots (Robot chẩn đoán hình ảnh) Robot chuyên dụng để sinh thiết và phẫu thuật cột sống, sọ não: (a) Multitom Rax; (b) Cyberknife Twin Robotic X-ray là một cải tiến trong lĩnh vực X quang cung cấp phương pháp soi huỳnh quang, chụp mạch và hình ảnh 3D, bác sĩ có thể nhìn thấy hình ảnh 3D theo thời gian thực khi robot di chuyển thay vì bệnh nhân. Chụp X-quang thông thường thường không phát hiện được các vết nứt gãy nhỏ trong xương và do đó cần phải có hình ảnh chụp cắt lớp vi tính (CT) 3D để xác định chẩn đoán, với hệ thống X-quang Multitom Rax Twin Robotic, hình ảnh 3D có thể được thu thập một cách thuận tiện trên cùng một hệ thống. 10) Rehabilitation Robots (Robot phục hồi chức năng) Robot trợ giúp Kinova giúp bệnh nhân chọn và đặt các đồ vật bằng giao diện máy tính não (a), Robot EksoNR là bộ xương ngoài giúp cải thiện vận động của người khuyết tật Loại hình robot này rất hữu ích trong việc phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau tai nạn hoặc đột quỵ, trong hỗ trợ điều trị những người tàn tật, người già. Những robot này thúc đẩy quá trình tổ chức lại chức năng và tái tạo hệ thần kinh, làm giảm chứng teo cơ. Nhờ đó, các bác sĩ và nhân viên phục hồi chức năng không phải lao động thể chất quá sức. 11) Food Robots (Robot thực phẩm) Robot đầu bếp được sử dụng trong các bệnh viện robot giao hàng ngoài trời Trung Quốc Loại hình robot này là một phần không thể thiếu trong nhà bếp và nơi đựng thức ăn của bệnh viện để cung cấp thực phẩm chất lượng cao theo tiêu chuẩn vệ sinh. Từ nấu ăn đến phục vụ, nhiều loại hệ thống tự động hóa và robot khác nhau đã được thiết kế bởi các robot. 12) Outdoor Delivery Robots (Robot giao hàng ngoài trời) Robot giao hàng bằng máy bay không người lái tại Mỹ Loại hình robot như vậy rất hữu ích trong việc vận chuyển / phân phối thuốc và mẫu máu xét nghiệm từ bệnh viện đến nơi cung cấp và ngược lại. Những robot hoàn toàn tự động này có thể hoạt động trên mặt đất hoặc trên không một cách độc lập hoặc do người vận hành ở khoảng cách xa có thể điều khiển từ xa. (Tài liệu tham khảo: “Robotics Utilization for Healthcare Digitization in Global COVID-19 Management”, International Journal of Environmental Research and Public Health, published online 2020 May 28) SỞ Y TẾ TP.HCM Tìm kiếm theo từ khóa :robot Xem thêm...