Hầu như ai mắc đái tháo đường đều đã gặp tình trạng này với cảm giác rất lo sợ, lo lắng khi gặp tình trạng hạ đường huyết đặc biệt ở nhà khi không có ai ở bên cạnh. Thậm chí nhiều người nhà bệnh nhân khi gặp tình trạng này cũng rất luống cuống không biết phải xử trí như nào đặc biệt với những trường hợp hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường nặng đến mức hôn mê. Chính vì vậy trang bị các kiến thức xử trí hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường tại nhà là điều rất cần thiết cho cả bệnh nhân và người nhà bệnh nhân để có thể bình tĩnh xử lý và bảo vệ chính bản thân của mình cũng như người thân khi gặp phải trường hợp này. Thế nào là hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường? Hạ đường huyết : là khi chỉ số đường máu xuống <3.9mmol/L Các triệu chứng hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường? 2 nhóm triệu chứng liên quan đến rối loạn thần kinh giao cảm và rối loạn thần kinh trung ương Rối loạn thần kinh giao cảm: run tay, đổ mồ hôi, lo lắng, chóng mặt, đói, tim đập nhanh, nhìn mờ, mệt mỏi, đau đầu, cáu gắt Triệu chứng rối loạn thần kinh giao cảm khi hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường Rối loạn thần kinh trung ương: có những hành vi bất thường, dễ nhầm lẫn, rối loạn thị giác, mờ mắt, lờ mờ, lú lẫn, co giật, thậm chi hôn mê Nguyên nhân dẫn đến hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường? Một số nguyên nhân dẫn đến hạ đường huyết như sau: + Quá liều tiêm hormon INS hoặc các thuốc viên hạ đường huyết + Ăn kém hoặc khoảng cách giữa các bữa ăn quá dài + Tập thể dục mà chưa ăn đầy đủ + Chế độ ăn kiêng không hợp lý + Uống nhiều rượu bia Cách xử trí tại nhà nhanh chóng khi bị hạ đường huyết + Bổ sung 15gram carbonhydrat hấp thu nhanh: – 3 thìa đường hoặc mật ong – nửa cốc nước hoa quả – Viên đường – 1 hộp sữa có đường + Thử lại đường máu sau 15 phút + Nếu đường máu vẫn dưới 3.9mmol/L thì tiếp tục bổ sung 15 gram carbonhydrat hấp thu nhanh + Khi đường máu > 3.9 mmol/L bổ sung carbonhydrat hấp thu chậm: – sanwich – bánh quy – bát cơm – bánh mì – Sữa Ghi nhớ quy tắc 15 trong việc xử lý cấp cứu hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường: 1. Ăn 15 gram carbs nhanh 2. Đợi 15 phút 3. Thử đường máu 4. nếu Đường máu vẫn < 3.9mmol/L tiếp tục từ bước 1-4 Đối với bệnh nhân hạ đường huyết bị hôn mê: + Tuyệt đối không đổ nước đường vào miệng bệnh nhân, có thể gây sặc vào đường thở dẫn đến suy hô hấp, không thể cứu được dẫn đến tử vong + Có thể bôi mật ong, đường dạng gel vào niêm mạc dưới lưỡi bệnh nhân + Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để truyền cho bệnh nhân + Điều chỉnh tư thế của bệnh nhân hôn mê để tránh sặc (để nghiêng) do bệnh nhân hôn mê tiết rất nhiều đờm dãi + gọi 115 lưu ý thông báo tình trạng và địa chỉ rõ ràng * Bệnh nhân sau khi bị hạ đường huyết nên gọi điện hoặc thông báo cho bác sĩ đã gặp tình trạng này để điều chỉnh chế độ dùng thuốc và ăn uống hợp lý. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bệnh nhên tiểu đường và người nhà bình tĩnh xử lý kịp thời khi gặp những biểu hiện của hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.