SỞ Y TẾ 3 nhóm ứng dụng khác nhau của Telemedicine - Sở Y Tế HCM

Thảo luận trong 'Tin tức của Sở Y tế' bắt đầu bởi Sở Y tế TP.HCM, 16/1/19.

  1. Sở Y tế TP.HCM

    Sở Y tế TP.HCM Bệnh viện Quận 4
      0/6

    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    0
    [​IMG]

    Dưới đây là tham khảo bài viết của Yolanda, B. Pharm. được đăng trên Tạp chí online “News Medical Life Sciences” về 3 nhóm ứng dụng khác nhau của Telemedicine. Mỗi nhóm đều có một vai trò có lợi trong hoạt động khám, chữa bệnh và khi được sử dụng đúng cách, có thể mang lại lợi ích hữu hình cho cả nhân viên y tế và bệnh nhân.



    Nhóm 1: Lưu trữ và chuyển tiếp (Store-and-Forward)



    Với dữ liệu hình ảnh được lưu trữ và chuyển tải đến bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán, điều này làm giảm thời gian và chi phí cho người bệnh phải đến gặp trực tiếp các bác sĩ chuyên khoa, giảm thời gian và chi phí để hội chẩn trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa. Thay vào đó, các dữ liệu chẩn đoán hình ảnh hoặc dữ liệu sinh học có thể được gửi đến bác sĩ chuyên khoa khi cần thiết, thực hành này là phổ biến trong các lĩnh vực về chuyên khoa da liễu, X quang (hệ thống PACs) và giải phẫu bệnh.



    Tuy nhiên, do dựa vào một kết quả ghi lại thông tin hoặc hình ảnh của người bệnh, thay vì trực tiếp khám và kiểm tra thể chất người bệnh, vẫn có khả năng gây ra chẩn đoán sai.



    Nhóm 2: Theo dõi từ xa (Remote Monitoring)



    Với một loạt các thiết bị công nghệ gắn trên người để theo dõi sức khoẻ đã mở ra một phương thức mới trong theo dõi, giám sát từ xa các dấu hiệu lâm sàng của bệnh nhân. Ứng dụng này đặc biệt có ích và được sử dụng rộng rãi trong quản lý các bệnh mạn tính không lây nhiễm như bệnh tim mạch, đái tháo đường và hen suyễn.



    Lợi ích của theo dõi từ xa bao gồm tính hiệu quả - chi phí, bệnh nhân được theo dõi thường xuyên hơn và người bệnh hài lòng hơn. Về lý thuyết vẫn có một số rủi ro khi các xét nghiệm được thực hiện bởi chính bệnh nhân có thể không chính xác, nhưng thực tế cho thấy kết quả thường là tương tự như xét nghiệm chuyên nghiệp.



    Nhóm 3: Các dịch vụ tương tác thời gian thực (Real-Time Interactive Services)


    Với ứng dụng tương tác thời gian thực giúp các bác sĩ có thể cung cấp lời khuyên ngay lập tức cho bệnh nhân cần chăm sóc y tế. Có nhiều phương tiện khác nhau được sử dụng cho mục đích này, cổ điển nhất liên lạc trao đổi qua điện thoại, trực tuyến và thăm khám tại nhà. Dịch vụ tương tác thời gian thực giúp người bệnh có thể trao đổi trực tiếp từ xa với bác sĩ, bác sĩ tổng quát trao đổi và được tư vấn chuyên môn từ xa với bác sĩ chuyên khoa.



    Teleneuropsychology là một ví dụ điển hình về loại hình này bao gồm việc các bác sĩ chuyên khoa thần kinh tư vấn và đánh giá về tâm - thần kinh từ xa qua điện thoại với những bệnh nhân đã hoặc đang nghi ngờ mắc chứng rối loạn nhận thức. Các kỹ thuật đánh giá chuyên khoa được thực hiện để đánh giá bệnh nhân thông qua công nghệ video. Một nghiên cứu trong năm 2014 cho thấy phương pháp này cung cấp sự thay thế khả thi và đáng tin cậy cho các tư vấn trực tiếp truyền thống.



    Telenursing đề cập đến việc sử dụng công nghệ truyền thông để cung cấp dịch vụ điều dưỡng từ xa. Tư vấn có thể được thực hiện qua điện thoại để chẩn đoán theo dõi tình trạng và triệu chứng về sức khỏe. Loại hình này đang được ưa chuộng do chi phí thấp và khả năng dễ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho bệnh nhân, đặc biệt là đối với những người ở khu vực nông thôn. Nó cũng có khả năng giảm bớt gánh nặng của bệnh nhân trong bệnh viện vì có thể giải quyết các bệnh nhẹ và bệnh nhân có thể nhận được lời khuyên về việc có cần nhập viện hay không.



    Telepharmacy cho phép tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân khi không thể tiếp xúc trực tiếp với dược sĩ. Ứng dụng này cho phép hướng dẫn và theo dõi sử dụng thuốc của bệnh nhân được cung cấp từ các dược sĩ qua điện thoại.



    Telerehabilitation sử dụng công nghệ để giao tiếp và thực hiện đánh giá lâm sàng và trị liệu cho bệnh nhân phục hồi chức năng. Ứng dụng này thường có yếu tố thị giác mạnh mẽ thông qua các hội nghị video và webcam thường được sử dụng để hỗ trợ trong việc truyền đạt các triệu chứng và tiến triển lâm sàng.



    Sử dụng các loại hình ứng dụng của Telemedicine là một bước tiến lớn trong việc cải thiện khả năng tiếp cận chăm sóc sức khỏe cho tất cả bệnh nhân, đặc biệt là những người sống trong khu vực còn khó khăn về nguồn nhân lực y tế chuyên khoa. Ngoài ra, một lợi ích đáng kể khác của Telemedicine là giảm chi phí so với các cuộc hẹn tư vấn trực tiếp theo truyền thống.

    SỞ Y TẾ TP.HCM

    Xem thêm...
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này