SỞ Y TẾ Bài học “Con rắn và cái thang” trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19 - Sở Y Tế HCM

Thảo luận trong 'Tin tức của Sở Y tế' bắt đầu bởi Sở Y tế TP.HCM, 15/12/20.

  1. Sở Y tế TP.HCM

    Sở Y tế TP.HCM Bệnh viện Quận 4
      0/6

    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    0
    “Con rắn và cái thang” là một trò chơi có lối chơi hết sức đơn giản nhưng lại vô cùng thú vị rất phù hợp với mọi lứa tuổi, ý nghĩa của trò chơi này là trên đường đi đến đích nếu người chơi gặp phải ô có cái thang thì sẽ về đích nhanh hơn, ngược lại, nếu gặp phải ô có con rắn thì sẽ phải lùi lại và về đích sẽ bị chậm lại. Để tăng khả năng thành công trong cuộc chiến với đại dịch COVID-19, cần nhận dạng ra những con rắn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch và tìm ra những cái thang để rút ngắn thời gian ngăn chặn dịch.


    Nguyên tắc chống dịch COVID-19 đã rõ, đòi hỏi mỗi quốc gia phải có một hệ thống mạnh mẽ để phát hiện, xét nghiệm, truy vết tiếp xúc, cách ly và hỗ trợ các trường hợp cách ly (viết tắt tiếng Anh là 5 chữ FTTIS - Find, Test, Trace, Isolate, and Support). Lý thuyết rất đơn giản nhưng thực tế có phần khác, nó đòi hỏi một hệ thống phức tạp với nhiều thành phần liên kết chặt chẽ với nhau, đòi hỏi cách truyền thông nhanh chóng và hiệu quả giữa các tổ chức khác nhau. Ngay cả các hệ thống y tế công cộng của một số nước có nguồn lực tốt nhất vẫn phải “vật lộn” với quy mô của đại dịch. Dưới đây là những bài học có thể học được từ kinh nghiệm của các nước Châu Âu trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19 trong thời gian qua.


    Về mặt khái niệm, nhóm giải pháp FTTIS là một hệ thống thích ứng phức tạp trong công tác phòng chống dịch COVID-19, mỗi giải pháp đi theo một đường phi tuyến tính có liên quan đến nhiều đường khác, bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trên thực tế, để giúp các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia đã hình tượng hóa điều này bằng cách mô tả các yếu tố chính của hệ thống như một trò chơi “Con rắn và cái thang”. Để thành công trong công tác chống dịch COVID-19 (tức là giành chiến thắng trong trò chơi), các quốc gia phải đảm bảo có lộ trình triển khai các giải pháp một cách nhanh nhất, bằng cách đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao khả năng phát hiện, xét nghiệm, truy vết, cách ly và hỗ trợ (tức là biết cách sử dụng cái thang) và tránh những thất bại có thể xảy ra do năng lực hệ thống y tế không đủ (tức là tránh gặp con rắn).


    Sản xuất và mua sắm vật liệu xét nghiệm chẩn đoán


    Con rắn đầu tiên sẽ ức chế quy trình FTTIS chính là công việc mua sắm vật liệu và dụng cụ cho công tác xét nghiệm chẩn đoán COVID-19, nguồn vật liệu cho xét nghiệm RT-PCR như tăm bông quệt mũi họng, thuốc thử, mồi, máy PCR,… Trong bối cảnh đại dịch, nhiều quốc gia phải đối mặt với những hạn chế về nguồn cung cấp. Được cung cấp giải trình tự gen từ Trung Quốc, Đức và Anh là 2 nước đã sản xuất ra một số thuốc thử cho xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 sớm nhất bên ngoài châu Á, và Đức đã nhanh chóng đầu tư cho hàng triệu lượt xét nghiệm. Đức cũng công bố một kế hoạch chi tiết mà TCYTTG có thể chia sẻ với các quốc gia khác để hỗ trợ họ sử dụng xét nghiệm mới được phát triển. Tuy nhiên, thử nghiệm quy mô lớn chỉ có thể thực hiện được nếu các phòng thí nghiệm có tất cả các vật dụng xét nghiệm cần thiết cho đến máy PCR. Điều này đòi hỏi phải có hệ thống mua sắm và phân phối hoạt động rất tốt, và nhiều quốc gia đã phải trả giá để đạt được, và ngay cả Đức, là nước được ca ngợi về khả năng mở rộng năng lực thử nghiệm nhanh chóng, đã trải qua những giai đoạn mà nhu cầu đã vượt quá cung.


    Những nước không tự sản xuất những mặt hàng này phải khó khăn lắm để có được chúng trên thị trường, nơi đang có sự cạnh tranh vì sức mua lớn. Một số quốc gia khác như Na Uy, đã phát triển và sản xuất thử nghiệm của riêng họ để giảm thiểu sự phụ thuộc vào những thử nghiệm được sản xuất ở nơi khác. Giống như máy in, nơi các hộp mực dành riêng cho các thương hiệu cụ thể, thì máy PCR thường được cấp phép sử dụng với các loại thuốc thử cụ thể, và nguồn dự trữ toàn cầu nhanh chóng cạn kiệt trong giai đoạn đầu của đại dịch. Một số quốc gia khác, bao gồm Bỉ, Anh và Canada đã nới lỏng các quy định để cho phép sử dụng thuốc thử linh hoạt hơn, dựa trên phản ứng trước đó của Hàn Quốc đối với MERS.


    Sau khi mua sắm và nhập kho, vật tư xét nghiệm cần được phân phối ngay đến các địa điểm làm xét nghiệm và các phòng xét nghiệm. Nếu không làm như vậy, tình huống con rắn khác sẽ xuất hiện, bởi vì các điểm xét nghiệm không thể thực hiện các xét nghiệm nếu không có nguồn cung cấp phù hợp. Các quốc gia cung cấp dịch vụ xét nghiệm tại nhà phải đối mặt với những thách thức về chuỗi cung ứng, đặc biệt khi các dịch vụ bưu chính bị suy yếu vì thiếu nhân viên làm việc do giãn cách xã hội. Một số quốc gia cũng phải đối mặt với những thách thức ban đầu đặc biệt trong việc đưa các xét nghiệm đến một số cơ sở có nguy cơ cao, chẳng hạn như các nhà chăm sóc người cao tuổi ở Anh. Việc không phân phối kịp các bộ thử xét nghiệm cho các cá nhân hoặc địa điểm xét nghiệm cần thiết làm trì hoãn việc triển khai xét nghiệm, do đó làm hạn chế phát hiện ca nhiễm và tăng khả năng lây lan.


    Phát triển kỹ năng lấy mẫu xét nghiệm cho nhân viên y tế và cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu xét nghiệm


    Lấy mẫu ngoáy mũi họng đòi hỏi nhân viên y tế phải được đào tạo về cách thức lấy mẫu để giảm nguy cơ kết quả âm tính giả. Nếu nhân viên không được đào tạo thích hợp, các xét nghiệm sẽ bị lãng phí và cần phải làm lại, đây là tình huống con rắn. Tiến bộ gần đây cho thấy nhiều hứa hẹn cho việc sử dụng các mẫu xét nghiệm nước bọt thay cho ngoáy mũi họng, khi đó người bệnh sẽ tự lấy mẫu thay vì nhân viên y tế lấy nhung vẫn đảm bảo chất lượng xét nghiệm.


    Sau khi lấy mẫu tăm bông quệt mũi họng, các mẫu phải nhanh chóng đến phòng xét nghiệm, nếu không, chúng có thể phải bị loại bỏ và phải làm lặp lại. Điều quan trọng là phải có một hệ thống phối hợp tốt để đảm bảo vận chuyển mẫu từ địa điểm lấy mẫu xét nghiệm đến phòng xét nghiệm. Lý tưởng nhất là các điểm lấy mẫu thử và các phòng xét nghiệm được đặt cùng một vị trí, như ở bệnh viện và ở một số địa điểm xét nghiệm cho người đang ngồi trên xe tại Hàn Quốc. Có thể xem đây là tình huống cái thang, mặc dù còn hiếm gặp ở các địa điểm xét nghiệm trong cộng đồng ở Châu Âu. Estonia cũng đã đưa ra một cách tiếp cận sáng tạo, sử dụng máy bay không người lái để chuyển một số mẫu thử trực tiếp đến các phòng xét nghiệm. Ở Anh, hầu hết các xét nghiệm chỉ diễn ra trong 7 phòng xét nghiệm thương mại lớn, tạo ra sự tắc nghẽn trong vận chuyển mẫu xét nghiệm.


    Đã có bằng chứng cho thấy nếu chỉ xét nghiệm người có triệu chứng thì có thể bỏ sót một tỷ lệ lớn các trường hợp mắc bệnh mà không có triệu chứng. Gần đây, một số nước đã tổ chức xét nghiệm hàng loạt và thường xuyên ở những nơi có nguy cơ cao như ở các cơ sở chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng và các khu vực có nguy cơ gia tăng lây lan như ở Lithuania và Anh. Ở những nước khác, như Estonia, Pháp, Iceland và Đức cũng đã tiến hành xét nghiệm đối với khách du lịch đến. Đức và Bồ Đào Nha hiện xét nghiệm theo lô, được gọi là mẫu gộp từ bài học rút ra từ chương trình sàng lọc ở Vũ Hán và từ các chiến lược xét nghiệm HIV.


    Tăng cường năng lực xét nghiệm và nhanh chóng cho ngay kết quả


    Khả năng mở rộng quy mô xét nghiệm sẽ dễ dàng hơn ở các quốc gia đã có đầu tư lâu dài vào cơ sở hạ tầng y tế, bao gồm thiết bị xét nghiệm, kỹ thuật viên xét nghiệm, hệ thống hậu cần và công nghệ thông tin cho xét nghiệm. Đức là quốc gia được đánh giá cao khi bước vào đại dịch với ngành công nghiệp hóa chất và công nghệ chẩn đoán đã phát triển mạnh mẽ, cho phép quốc gia này nhanh chóng triển khai xét nghiệm ở quy mô lớn. Ngược lại là nước Anh. Do đó, việc thiếu năng lực phòng xét nghiệm sẽ tạo ra sự chậm trễ nghiêm trọng trong việc xử lý các xét nghiệm, điều này làm trầm trọng thêm tình hình bùng phát dịch vốn đã khó khăn.


    Khi năng lực phòng xét nghiệm không đủ, có thể thấy 3 loại phản ứng phổ biến. Cách tiếp cận thứ nhất, mở rộng các phòng xét nghiệm hiện có hoặc bổ sung chức năng của các phòng xét nghiệm khác, chẳng hạn như các phòng xét nghiệm phục vụ công tác giám sát thú y trong các trường đại học, như ở Croatia, Síp, Estonia, Pháp, Đức, Lithuania và Na Uy. Với cách này, Đức đã nhanh chóng triển khai xét nghiệm tại 300 phòng xét nghiệm địa phương và Thụy Điển cũng sử dụng các phòng thí nghiệm hiện có ở tất cả 21 khu vực. Cách thứ hai là tạo ra một vài phòng thí nghiệm quy mô lớn, tập trung. Như ở Anh, các công ty gia công phần mềm, nhiều công ty có ít hoặc không có kinh nghiệm vận hành các phòng thí nghiệm, đã ký hợp đồng xây dựng một số phòng xét nghiệm quy mô lớn, tạo ra một hệ thống tập trung cao độ. Cách tiếp cận thứ ba, được thấy ở Ireland và Phần Lan, liên quan đến việc gửi mẫu ra nước ngoài để xét nghiệm, mặc dù biết rằng nếu mẫu được gửi ra nước ngoài ở nhiệt độ sai, chúng không thể được xử lý và sẽ bị hủy bỏ. Các biện pháp khác cũng góp phần bao gồm đào tạo nhanh các kỹ thuật viên phòng xét nghiệm, như ở Israel, hoặc sử dụng robot, như ở Đan Mạch.


    Các quốc gia áp dụng phương pháp đầu tiên nhìn chung dường như đã thành công, mặc dù Đức đã cố gắng đáp ứng nhu cầu gần đây hơn khi hợp lý hóa chương trình xét nghiệm cho tất cả khách du lịch đến từ các quốc gia có nguy cơ cao. Còn phương pháp thứ hai, nhu cầu về xét nghiệm ở Anh được báo cáo là gấp nhiều lần so với khả năng của các phòng xét nghiệm, điều này khiến các phòng xét nghiệm phải “vật lộn” để kịp tiến độ, buộc Thủ tướng Anh kêu gọi các phòng xét nghiệm của các trường đại học bố trí lại nhân viên cho các phòng xét nghiệm tập trung và gửi nhiều mẫu hơn ra nước ngoài.


    Tự động hoá và nhanh chóng trả kết quả xét nghiệm là tạo ra một cái thang khác, giúp cung cấp kết quả nhanh chóng cho các trường hợp đang nghi ngờ và theo dõi, giúp truy tìm tiếp xúc sớm hơn. Bỉ, Estonia, Iceland, Thổ Nhĩ Kỳ và Lithuania là những quốc gia đã tạo ra và sử dụng tốt cái thang này. Chính việc truy vết sớm sẽ làm giảm nguy cơ lây truyền thêm, nó cũng làm tăng khả năng các trường hợp bị nghi ngờ sẽ đồng ý cách ly trong khi họ chờ đợi kết quả. Một số quốc gia như nước Anh tuy đang có kế hoạch triển khai thử nghiệm điểm chăm sóc hàng loạt nhưng vẫn chưa rõ thành phần tự động hóa kết quả xét nghiệm này sẽ được triển khai như thế nào.


    Ngoài ra, việc mở rộng các điểm làm xét nghiệm phải đi đôi với việc hình thành một hệ thống giám sát việc thực hiện xét nghiệm để đảm bảo giảm thiểu các trường hợp dương tính giả và âm tính giả. Nhất là khi đưa các phòng xét nghiệm mới hoặc bổ sung chức năng các phòng xét nghiệm khác đi vào hoạt động, những phòng xét nghiệm theo loại hình này ở Ý và Ireland là những bài học. Cần có hướng dẫn thêm về cách chuẩn hóa trong phòng xét nghiệm do sử dụng các xét nghiệm và máy móc khác nhau. Đảm bảo chất lượng là rất quan trọng và các cơ chế để giám sát điều này đã được thực hiện ở Ý và Ireland.


    Xây dựng lực lượng lao động lớn, được đào tạo tốt để thực hiện truy vết tiếp xúc ngay cả ở các quốc gia đã sử dụng công nghệ kỹ thuật số



    Truy tìm tiếp xúc là một hoạt động cốt lõi của y tế công cộng, chuyên ngành có kinh nghiệm lâu năm trong việc ngăn ngừa lây truyền các bệnh truyền nhiễm khác như bệnh lao, viêm gan và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.


    Truy vết đòi hỏi ngành y tế công cộng phải có nguồn lực tốt, với lực lượng lao động được đào tạo và có kết nối tốt với các địa phương. Một hệ thống như vậy sẽ cho phép phát hiện sớm các chùm ca bệnh và các ổ dịch phức tạp. Đây là cái thang quan trọng sẽ giúp tăng cường năng lực thực hiện quy trình FTTI và rất quan trọng đối với bất kỳ chiến lược ngăn chặn hoặc giảm thiểu ổ dịch lây nhiễm nào. Nhiều chiến lược khác nhau đã được sử dụng để theo dõi các mối liên hệ, nhưng mỗi trường hợp phải được phỏng vấn để đảm bảo rằng người mắc bệnh được cô lập, xác định và đánh giá rủi ro về các mối liên hệ của họ, cung cấp đủ thông tin để xác định vị trí và tương tác với họ. Số lượng thiết bị theo dõi tiếp xúc không đủ sẽ tạo ra một con rắn trong tình huống này vì việc truy tìm tiếp xúc thủ công tốn nhiều thời gian, đòi hỏi một lực lượng lao động lớn. Bất kỳ sự chậm trễ nào sẽ dẫn đến việc tăng đường lây truyền, tuy nhiên, rất ít quốc gia nào ở Châu Âu đảm bảo yêu cầu 80% số người tiếp xúc không phải trong gia đình sẽ phải được truy tìm và cách ly trong vòng 48 giờ kể từ khi người đầu tiên được phát hiện. Để tránh con rắn này, một số quốc gia đã sử dụng máy theo dõi tiếp xúc tại các trung tâm cuộc gọi, bao gồm Pháp (> 8.000 máy), Anh (18.000) và Đức (tối đa 5 máy theo dõi tiếp xúc trên 20.000 dân). Đã có sự chú ý đáng kể về công nghệ kỹ thuật số, đặc biệt là các ứng dụng, điều này được xem như cái thang tiềm năng, với khả năng xác định và thông báo cho các liên hệ một cách nhanh chóng. Các quốc gia nơi chúng đã được triển khai bao gồm Áo, Bỉ, Bulgaria, Canada (Alberta), Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Georgia, Iceland, Ireland, Ý và Đức, nơi Corona-Warn-App đã được tải xuống 18 triệu lượt kể từ giữa tháng 6. Tuy nhiên, mặc dù các ứng dụng có thể cung cấp tốc độ, nhưng có rất ít bằng chứng về hiệu quả của chúng; chỉ 3% dân số đã tải xuống ở Pháp, so với 30% ở Phần Lan, trong khi có 16.000 trường hợp gần đây đã bị bỏ sót ở Anh vì phụ thuộc vào các mẫu Microsoft Excel lỗi thời để truyền dữ liệu. Điều này có nghĩa là vẫn cần thời gian đáng kể để theo dõi thủ công tất cả các mối liên hệ. Nhận thấy rằng các giải pháp kỹ thuật số không cung cấp thuốc chữa bách bệnh, Bỉ và Pháp đã chọn cách theo dõi liên hệ thủ công ban đầu.


    Giám sát và hỗ trợ những người bị cách ly


    Cách ly được cho là phần quan trọng nhất của quy trình FTTI. Chỉ có 25% những người có triệu chứng COVID-19 trong gia đình ở Anh thực sự tuân thủ hướng dẫn cách ly tại nhà. Các biện pháp giám sát và hỗ trợ người cách ly tại nhà là cái thang quan trọng và ở Đan Mạch, Phần Lan và Lithuania (mặc dù có tính phí ở Phần Lan). Phương pháp tương tự cũng đã được sử dụng thành công để ngăn chặn dịch bùng phát tại các cơ sở chăm sóc ở Hàn Quốc. Nếu không có cơ sở vật chất để hỗ trợ các cá nhân cách ly, thì một con rắn khác có thể làm quay trở lại toàn bộ quá trình. Cưỡng chế cách ly cũng là một điều rất quan trọng và nhiều quốc gia, chẳng hạn như Lithuania và Anh.


    Một số quốc gia, như Hungary, Iceland, Ý, Lithuania, Na Uy và Ukraine sử dụng dữ liệu định vị để theo dõi chuyển động của các trường hợp cách ly, nhưng những nỗ lực như vậy vẫn đòi hỏi một lực lượng lao động chuyên dụng để thực thi. Điều này đòi hỏi các nguồn lực và kết nối với địa phương, những người hiểu biết về dân số địa phương, nhân viên y tế cộng đồng có thể được đào tạo cho mục đích này.


    Thành công quy trình “phát hiện, xét nghiệm, truy vết, cách ly, hỗ trợ” phụ thuộc vào hệ thống y tế công cộng có đủ năng lực trong nhiều lĩnh vực khác nhau


    Mỗi bước của quy trình đòi hỏi công tác quản lý và hậu cần phức tạp, đồng thời cơ sở hạ tầng y tế công cộng có nguồn lực tốt và lực lượng lao động phù hợp. Sự thất bại có thể gặp phải ở bất kỳ giai đoạn nào, nhưng có thể lường trước được. Điều quan trọng là tập trung vào kết quả của FTTIS hơn là số lượng hoạt động. Việc tăng số lượng xét nghiệm sẽ có giá trị hạn chế nếu không có hệ thống nguồn lực tốt để truy vết và cách ly các trường hợp tiếp xúc. Ngoài quy mô, tốc độ là điều cần thiết, sự chậm trễ ở bất kỳ giai đoạn nào sẽ cho phép nhiều trường hợp âm thầm lây nhiễm cho những người khác.


    [​IMG]

    (Tài liệu tham khảo: “SUCCESSFUL FIND-TEST-TRACE- ISOLATE-SUPPORT SYSTEMS: HOW TO WIN AT SNAKES AND LADDERS”, Eurohealth — Vol.26 No.2 2020 )

    SỞ Y TẾ TP.HCM

    Xem thêm...
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này