VNCDC Bản tin cập nhật dịch bệnh Covid-19 (Ngày 14/10/2020)

Thảo luận trong 'Tin tức' bắt đầu bởi Cục Y tế Dự phòng, 15/10/20.

  1. Cục Y tế Dự phòng

    Cục Y tế Dự phòng Bệnh viện Quận 4
    • 1/6

    Đã được thích:
    27
    Điểm thành tích:
    1
    Đến nay, thế giới ghi nhận 38.402.860 trường hợp mắc, 1.091.558 trường hợp tử vong do COVID-19 tại 216 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tổng số bệnh nhân COVID-19 hồi phục là 28.870.321 và còn 8.440.981 bệnh nhân đang điều trị, trong đó 70.031 trường hợp bệnh nặng hoặc nguy kịch. Mỹ là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với 220.873 trường hợp tử vong trong tổng số 8.090.253 ca nhiễm. Tiếp theo là Ấn Độ hiện ghi nhận 7.241.517 ca nhiễm và 110.645 trường hợp tử vong, tình dịch đang lan rộng tại quốc gia này khi không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các thành phố lớn như trung tâm tài chính Mumbai và thủ đô New Delhi mà đã lây lan đến các vùng nông thôn, nơi hệ thống chăm sóc sức khỏe còn nhiều yếu kém. Quốc gia đứng thứ ba thế giới về số trường hợp mắc là Brazil với 5.114.823 ca nhiễm (151.063 trường hợp tử vong).
    Châu Âu lại đối mặt với đợt bùng phát dịch mới khi số ca bệnh tăng mạnh trở lại ở các nước thành viên. Với số ca mắc mới tăng vọt mấy ngày gần đây, nguy cơ tâm dịch COVID-19 quay lại châu Âu đang ngày càng rõ. Nhiều quốc gia châu Âu bắt đầu tái áp đặt các hạn chế trong nỗ lực kiểm soát dịch bùng phát trở lại, cụ thể: Đức lần đầu trong 70 năm áp giờ giới nghiêm với các hoạt động về đêm tại Berlin nhằm kiềm chế tình trạng lây nhiễm COVID-19 đang gia tăng; Pháp bắt đầu áp mức cảnh báo tối đa, mở đường cho việc áp dụng các biện pháp giới hạn mới nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan tại các thành phố Lyon, Lille, Grenoble và Saint-Etienne (Paris và Marseille đã có động thái tương tự từ trước đó); Tây Ban Nha - quốc gia có số ca mắc COVID-19 cao thứ hai ở châu Âu (sau Nga), đã ban bố lệnh tình trạng khẩn tại vùng thủ đô Madrid trong 15 ngày nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan; Ba Lan đã siết chặt các biện pháp phòng dịch như bắt buộc người dân đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường.
    Khu vực Châu Á, đứng thứ 2 sau Ấn Độ về số trường hợp mắc là Iran với 508.389 trường hợp mắc (29.070 trường hợp tử vong), tiếp theo là Iraq ghi nhận 409.358 trường hợp mắc với 9.970 trường hợp tử vong.
    Tại khu vực ASEAN, Philippines đứng đầu các quốc gia với tổng số 346.536 ca nhiễm (6.449 trường hợp tử vong) hiện áp đặt các biện pháp hạn chế tại thủ đô Manila và khu vực xung quanh đến ngày 31/10. Tiếp theo là Indonesia với 344.749 trường hợp mắc (12.156 trường hợp tử vong) hiện là quốc gia dẫn đầu khu vực về tổng số bệnh nhân tử vong do đại dịch và bỏ xa các quốc gia khác. Singapore là vùng dịch lớn thứ ba khu vực với 28 ca tử vong và 57.889 trường hợp nhiễm, tăng 5 ca. Nước này đang đưa ra các chương trình thí điểm đi lại và kích cầu kinh tế sau khi đã kiềm chế được dịch.
    - Ngày 14/10/2020 là ngày thứ 42 liên tiếp không ghi nhận ca mắc COVID-19 trong cộng đồng. Trong ngày, ghi nhận 09 ca mới, là ca nhập cảnh, được cách ly ngay tại Đồng Tháp; đây là các chuyên gia người Ấn Độ, liên quan chuyến bay 6E9471 ngày 6/10 từ Ấn Độ nhập cảnh sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất được cách ly ngay, lấy mẫu xét nghiệm tại tỉnh Đồng Tháp (trước đó trên chuyến bay này đã ghi nhận 7 trường hợp dương tính và hiện nay 09 bệnh nhân này được cách ly, điều trị tại Bệnh viện đa khoa Sa Đéc, Đồng Tháp.
    - Đến nay, Việt Nam ghi nhận 1.122 trường hợp mắc COVID-19 (trong đó có 465 trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài, 657 trường hợp mắc trong nước), 35 trường hợp tử vong, là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (03) và Quảng Trị (01).
    - Từ 23/7 - 14/10, thực hiện 756.712 xét nghiệm trong tổng số 1.257.790 xét nghiệm Realtime RT-PCR từ đầu dịch; từ 23/7 - 14/10, Đà Nẵng đã thực hiện 180.496 xét nghiệm (14/10 xét nghiệm 24 mẫu); Hà Nội đã thực hiện 133.779 xét nghiệm, đã bao gồm 71.300 mẫu được 4 đơn vị hỗ trợ từ đầu tháng 8 (14/10 xét nghiệm 552 mẫu); Hồ Chí Minh đã thực hiện 147.785 xét nghiệm (14/10 xét nghiệm 636 mẫu).
    Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19:
    1. Tổ chức Hội thảo đánh giá công tác giám sát, phát hiện và phối hợp liên ngành trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại cửa khẩu.
    2. Tiếp tục xây dựng hoàn thiện Hướng dẫn quy trình nhập cảnh cho hành khách trên chuyến bay thương mại.
    3. Chỉ đạo rà soát tất cả các kịch bản phòng chống dịch, chuẩn bị ứng phó với tình huống xấu nhất trong mùa đông năm nay.
    4. Chỉ đạo thực hiện đúng việc giám sát cách ly, lấy mẫu xét nghiệm, đặc biệt là chuyên gia nước ngoài, người hồi hương, nhập cảnh.
    5. Chỉ đạo các đơn vị y tế địa phương, đặc biệt là các địa phương có cửa khẩu cần phối hợp với Bộ, ngành liên quan giám sát, quản lý chặt chẽ người nhập cảnh vào Việt Nam và tăng cường giao trách nhiệm cho chính quyền địa phương, giao trách nhiệm cho chính quyền cơ sở, y tế cơ sở trong công tác giám sát, lấy mẫu xét nghiệm kịp thời và theo dõi sau cách ly.
    6. Chỉ đạo tăng cường đầu tư, nâng cao năng lực xét nghiệm. Đồng thời yêu cầu cầu các cơ sở y tế phải thực hiện nghiêm việc xét nghiệm, đặc biệt xét nghiệm các đối tượng nguy cơ để tránh bỏ lọt, trường hợp cơ sở nào không có đủ năng lực xét nghiệm thì lấy mẫu, gửi nơi đủ điều kiện thực hiện.
    7. Chỉ đạo đẩy mạnh công tác truy vết, kiên quyết cách ly tập trung bắt buộc tất cả các trường hợp F1. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân thành lập các tổ phòng chống dịch dựa vào cộng đồng.
    8. Tiếp tục phổ biến và hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng chống dịch trong tình hình mới; thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới theo hướng dẫn của Bộ Y tế; thực hiện tốt thông điệp 5K gồm khẩu trang - khử khuẩn - khoảng cách - không tụ tập - khai báo y tế.

    Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam


    Xem trang nguồn: Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này