Cách “triệt tận gốc” 9 bệnh lý văn phòng thường gặp

Thảo luận trong 'Dược phẩm - Thực phẩm chức năng' bắt đầu bởi Vinasave, 19/1/18.

  1. Vinasave

    Vinasave Thành viên mới
    • 1/6

    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Cách “triệt tận gốc” 9 bệnh lý văn phòng thường gặp
    Tuy không nguy hiểm đến tính mạng ngay nhưng nếu không chú ý điều trị và phòng ngừa, dân văn phòng rất dễ tích tụ bệnh vào người, lâu ngày sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống, làm giảm tuổi thọ.

    Cụ thể là khả năng vận động sẽ suy giảm do ngồi sai tư thế dẫn đến bệnh về cơ xương khớp; tai biến tim mạch do ít vân động, ngồi nhiều; mù lòa do mắt bị khô, đau lâu ngày gây loét giác mạc, kết mạc sừng hóa… Để cải thiện sức khỏe và chăm sóc cơ thể tốt trong môi trường công sở, dân công sở nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản sau để xử trí tốt những “rắc rối” thường gặp ở văn phòng.

    1. Hội chứng vai gáy, thoái hóa cột sống, đau lưng

    Những bệnh cơ xương khớp thường gặp này kéo dài kéo dài gây cảm giác mệt mỏi, giảm tập trung, tư duy kém. Nếu không kịp thời điều trị, bệnh có thể gây liệt, tàn phế.

    Cách điều trị: Điều trị theo triệu chứng, những bệnh này được xếp vào nhóm bệnh cơ năng (không tổn thương thực thể) chỉ cần điều trị triệu chứng và thay đổi thói quen sinh hoạt, làm việc hợp lý là được. Nếu gặp vấn đề vai gáy, cột sống, lưng, người bệnh nên đến khám tại chuyên khoa cơ xương khớp tại các bệnh viện hoặc Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp Q. 8, TP. HCM.

    Phòng ngừa:

    - Ngồi làm việc đúng tư thế: giữ lưng, cổ thẳng, không cúi gập cổ quá lâu, không bẻ lắc cổ đột ngột, điều chỉnh chiều cao ghế để chân chạm sàn vững chắc.

    - Hấp thu đủ can-xi theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam là 500-700mg/ngày.

    - Tranh thủ ngày nghỉ phơi nắng (trước 9 giờ sáng) giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, hấp thụ can-xi tốt hơn.

    2. Hội chứng ống cổ tay

    Còn gọi là hội chứng đường hầm cổ tay, chèn ép thần kinh giữa. Phụ nữ dễ mắc bệnh hơn nam giới gấp 3 lần do làm nhiều việc phải sử dụng đôi tay hơn. Bệnh có thể gây mất cảm giác ở tay, chức năng của tay suy giảm, làm teo tay, teo cơ bàn tay dẫn đến tàn phế.

    Cách điều trị: Hội chứng ống cổ tay ban đầu rất dễ nhầm với các bệnh lý về cơ xương khớp hay bệnh lý về thần kinh khác. Bệnh có thể tự khỏi nếu thay đổi môi trường làm việc. Tuy nhiên, những trường hợp nặng cần phải điều trị nội khoa, thậm chí phải can thiệp bằng phẫu thuật để điều trị. Người bệnh nếu nghi ngờ bị hội chứng ống cổ tay có thể đến khám tại chuyên khoa nội thần kinh tại các bệnh viện.

    Phòng ngừa:

    - Giữ bàn tay trên cùng mặt phẳng với cổ tay khi làm việc,

    - Không gõ bàn phím quá mạnh, xoa bóp cổ tay nhằm thúc đẩy tuần hoàn máu, xoa nhẹ nhàng từ bàn tay đến cổ tay, vai, nách.

    - Có thể dùng túi chườm lạnh để giảm đau

    - Ăn thực phẩm giàu vitamin B6.

    3. Các bệnh mãn tính như tim mạch, đái tháo đường, béo phì

    Đái tháo đường là nguyên nhân chính của nhiều bệnh nguy hiểm như tai biến tim mạch, não, suy thận. Các tai biến của bệnh tim mạch có thể gây tử vong.

    Cách điều trị: Đây là những bệnh lý nguy hiểm, cần được tầm soát thường xuyên, khi phát hiện bệnh, người bệnh phải tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Dân văn phòng có thể tầm soát và điều trị bệnh đái tháo đường tại chuyên khoa Nội tiết – Tiểu đường tại các bệnh viện; rà soát bệnh tim mạch tại chuyên khoa tim mạch; điều trị béo phì tại Trung tâm Dinh dưỡng TP. HCM.

    Phòng ngừa:

    - Không ngồi quá lâu, nên thay đổi tư thế, hạn chế dùng ghế có bánh xe để di chuyển,

    - Nên đứng dậy đi lại, leo cầu thang thay vì sử dụng thang máy.

    - Nên tăng cường vận động, hạn chế ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, tăng cường thức ăn từ đậu nành, ăn cá từ 1-2 lần/tuần vì mỡ cá chứa omega-3 tốt cho tim mạch.

    4. Bệnh hô hấp như hen phế quản, viêm mũi dị ứng

    Môi trường công sở khép kín, không khí khô còn tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây các bệnh đường hô hấp kể trên phát triển. Hen phế quản làm đường thở bị co thắt, thiếu ô-xy tới máu, có thể làm ngưng hô hấp dẫn đến tử vong. Viêm mũi dị ứng gây khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc.

    Cách điều trị: Các bệnh này sẽ cải thiện đáng kể khi thay đổi môi trường làm việc. Thường bệnh nhân sẽ được uống thuốc nội khoa theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Nếu gặp rắc rối về đường hô hấp, người bệnh có thể đến khám tại chuyên khoa hô hấp hoặc tai mũi họng tại các bệnh viện.

    Phòng ngừa: Tránh ngồi ngay luồng gió của máy lạnh, vệ sinh phòng làm việc sạch sẽ, điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh từ 25-280C hoặc chênh lệch với môi trường bên ngoài tối đa 5-70C. Khi ở ngoài nắng về, tránh vào ngay phòng máy lạnh mà nên ngồi một lát ở phòng không bật điều hòa nhằm tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.

    5. Khô mắt, rối loạn thị giác

    Có đến 3/4 số người hay sử dụng máy tính thường bị khô mắt và hội chứng rối loạn thị giác. Nếu để bệnh kéo dài sẽ gây loét giác mạc, kết mạc sừng hóa, có thể dẫn đến mù lòa.

    Cách điều trị: Bệnh nhân sẽ được điều trị nội khoa kết hợp với thay đổi thói quen sinh hoạt vì nguyên nhân chính gây ra hai bệnh này là do dân văn phòng giảm tần số chớp mắt, môi trường máy lạnh khiến không khí trong phòng bị khô, nước mắt bốc hơi nhanh hơn. Đối với hội chứng rối loạn thị giác, nguyên nhân còn do khoảng cách từ màn hình máy tính tới mắt và ánh sáng màn hình không hợp lý. Bệnh nhân nên đến khám mắt tại Bệnh viện Mắt TP. HCM hoặc chuyên khoa Mắt tại các bệnh viện.

    Phòng ngừa:

    - Chớp mắt 14 lần/phút, sau mỗi 30 phút làm việc nên cho mắt nghỉ ngơi bằng cách nhìn vào khoảng không ở xa, nhắm mắt.

    - Điều chỉnh khoảng cách màn hình máy tính tới mắt từ 50-60cm, dưới tầm mắt từ 10-20 độ, màn hình không quá tối cũng không quá sáng, vệ sinh màn hình máy tính thường xuyên.

    - Hấp thu thực phẩm chứa vitamin A, B, beta-caroten, kẽm giúp ngăn ngừa khô mắt, ổn định thị lực.

    - Sử dụng thuốc nhỏ mắt, kính hỗ trợ (theo sự tư vấn của bác sĩ) khi cần thiết.

    6. Viêm loét dạ dày tá tràng

    Ảnh hưởng đến sức khỏe, thường xuyên có cảm giác no, biếng ăn, bỏ bữa. Bệnh có thể gây xuất huyết tiêu hóa như đi đại tiện ra máu, ói ra máu… Nguyên nhân chính gây bệnh là vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).

    Cách điều trị: Điều trị nội khoa, nếu nghi ngờ bị viêm loét dạ dày, bệnh nhân có thể đến khám tại chuyên khoa tiêu hóa hoặc chuyên khoa nội tại các bệnh viện.

    Phòng ngừa:

    - Luôn ăn đúng giờ và không được bỏ bữa. Khoảng cách thích hợp giữa các bữa ăn khoảng 5 giờ đồng hồ là tốt nhất. Bạn nên ăn vừa đủ no, không nên ăn quá nhiều vào buổi tối. Việc vừa ăn vừa uống nước, đọc báo hay xem tivi là thói quen không tốt, cần điều chỉnh.

    - Ăn chậm, nhai kỹ. Bạn cũng đừng vội vận động ngay sau bữa ăn (vận động sớm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn, ảnh hưởng dạ dày) mà nên thư giãn khoảng 30 phút.

    - Tránh để cơ thể mệt mỏi bởi sự mệt mỏi không những làm giảm sức đề kháng của cơ thể mà còn làm suy yếu chức năng phòng vệ của niêm mạc dạ dày. Khi đó, dạ dày thừa a-xít, niêm dịch dạ dày ít đi, niêm mạc dạ dày sẽ dễ bị tổn hại.

    - Không uống nhiều rượu bia, không hút thuốc lá, uống các chất kích thích… Ăn canh sau bữa ăn có lợi cho sức khỏe. Bởi canh có thể giúp “làm sạch” khoang miệng, thực quản, dạ dày, ruột… giúp thức ăn tiêu hóa dễ dàng.

    - Không nên ăn trái cây khô, lương thực khô gây khó tiêu, tránh thức ăn cay, chua kích thích dạ dày…

    - Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng dễ dàng lây lan qua đường hô hấp, ăn uống trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, nếu trong văn phòng có người bị bệnh này cần tránh dùng chung chén, muỗng, đĩa để giảm nguy cơ mắc bệnh.

    7. Suy nhược thần kinh, đau nửa đầu

    Hiệu quả công việc giảm sút, về lâu dài dẫn đến các vấn đề tâm thần như trầm cảm, đau nửa đầu mãn tính.

    Cách điều trị: Tùy theo triệu chứng và biểu hiện của bệnh mà được chỉ định phù hợp. Người nghi ngờ bị suy nhược thần kinh và đau nửa đầu nên đến khám tại chuyên khoa Nội thần kinh ở các bệnh viện.

    Phòng ngừa:

    - Thư giãn sau 1, 2 giờ làm việc.

    - Tăng cường vận động bằng cách tập các động tác chân tay tại chỗ như co duỗi, vươn tay, chân.

    - Nên ngủ đủ giấc, hạn chế sử dụng các chất kích thích như cà phê, bia.

    8. Khô da, da bị kích ứng

    Nhiệt độ của máy lạnh, gió máy quạt dễ làm da bị mất nước, khô. Môi trường văn phòng không sạch, bụi bẩn làm da bị kích ứng. Tạo cảm giác khó chịu, da không còn mịn màng gây thiếu tự tin, dễ bị sạm màu, nổi mụn.

    Cách điều trị: Cải thiện môi trường làm việc kết hợp với dùng thuốc bảo vệ da theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa da liễu.

    Phòng ngừa:

    - Tránh ngồi dưới luồng gió máy điều hòa,

    - Uống đủ 2 lít nước/ngày để duy trì độ ẩm cho da.

    - Có thể sử dụng kem dưỡng ẩm da, hạn chế tắm/rửa mặt với nước ấm nóng, rửa sạch mặt ngay sau khi đi bên ngoài về vì bụi dễ làm tổn hại da.

    - Tranh thủ giờ nghỉ ra ngoài hít thở không khí…

    9. Trĩ

    Hay còn gọi là bệnh lòi dom, tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn. Khi bệnh diễn tiến nặng, búi trĩ bị sa quá mức gây nghẹt hay tắc mạch dẫn đến nứt, áp xe hậu môn, xuất huyết trầm trọng.

    Cách điều trị: Ở mức độ nhẹ, bệnh sẽ được điều trị nội khoa, nếu bệnh diễn tiến nặng, búi trĩ lòi ra ngày thì phải can thiệp phẫu thuật để điều trị. Người bệnh có thể tìm đến chuyên khoa Hậu môn - trực tràng của các bệnh viện để tầm soát, thăm khám và điều trị.

    Phòng ngừa:

    - Tránh ngồi một chỗ quá lâu

    - Ăn nhiều chất xơ

    - Uống đủ 2 lít nước/ngày

    Cảm ơn các bạn đã xem bài viết của Vinasave chia sẽ. Có nhu cầu thanh lý nội thất cũ xin các bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi.

    Hãy đến Vinasave để mua bàn ghế văn phòng cũ giá rẻ với chất lượng tốt nhất!

    https://vinasave.com/thanh-ly-ban-ghe-cu

    19006687 – 0909098620

    ☎️ 02862619893
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này