Cảnh giác với hạ Natri máu cấp ở người cao tuổi

Thảo luận trong 'Tin tức Y học' bắt đầu bởi Cao Hồng Châu, 22/3/17.

  1. Cao Hồng Châu

    Cao Hồng Châu Liên Chuyên Khoa
    • 18/23

    Đã được thích:
    75
    Điểm thành tích:
    18
    Hạ natri máu là rối loạn điện giải thường gặp nhất trong các trường hợp cấp cứu nhưng lại dễ bị nhầm lẫn với bệnh khác và bỏ sót, dẫn đến tỉ lệ tử vong cao đáng kể do không được điều trị kịp thời.

    Theo BS. Phan Thanh Toàn – Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, hạ Natri máu thường ít có triệu chứng và biểu hiện lâm sàng ban đầu rất kín đáo, bao gồm các triệu chứng thần kinh xuất hiện ở bệnh nhân mắc động kinh, đột quỵ, tai biến mạch máu não và sa sút trí tuệ. Đặc biệt, người lớn tuổi hoặc có bệnh lý thần kinh có tỷ lệ bị hạ Natri máu cao hơn so với các đối tượng khác. Đồng thời, hạ natri máu kết hợp với các yếu tố bệnh căn khác cũng làm tăng tỷ lệ tử vong cao hơn.

    Bệnh nhân uống gần 10 lít nước/ngày
    Sau hai lần co giật ở nhà và rơi vào tình trạng mất tri giác, bệnh nhân N.T.N.L. (65 tuổi) được đưa vào bệnh viện cấp cứu trong trạng thái kích thích vật vã. Tại đây, bệnh nhân tiếp tục bị co giật thêm một lần nữa và lên cơn động kinh toàn thể cực kỳ nguy hiểm. Ê kíp cấp cứu của Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn quyết định phải xử lý chống co giật ngay lập tức để cứu bệnh nhân, đồng thời tiến hành xác định nguyên nhân để xử lý chuyên sâu.

    “Bệnh nhân có tiền căn bị tai biến mạch máu não, sa sút tri tuệ và rối loạn tâm thần dẫn đến uống nước rất nhiều. Kiểm tra thông tin với người nhà, được biết bà cụ thường uống nước không kiểm soát đến gần 10 lít nước/ngày. Dấu hiệu này khiến tôi suy đoán ngay cơn co giật của bệnh nhân là do hạ Natri máu cấp gây phù tế bào não, làm gia tăng sức ép trong não, dẫn đến co giật. Nếu vậy, cần thiết phải điều chỉnh natri máu về giới hạn bình thường kịp thời để tránh tử vong. Tuy nhiên, nguyên nhân của hạ natri máu không phải lúc nào cũng có thể xác định được một cách dễ dàng, do đó việc chẩn đoán cần được tiến hành theo từng bước một cách có hệ thống” - BS. Phan Thanh Toàn cho biết.

    [​IMG]

    Hạ natri máu cấp là rối loạn điện giải thường gặp nhất ở các phòng cấp cứu

    Sau 30 phút xét nghiệm lâm sàn với kết quả khẳng định chẩn đoán hạ Natri máu cấp, bệnh nhân L. được cho truyền dung dịch muối ưu trương (chứa nhiều Natri) nhằm cân bằng điện giải. Sau 12 giờ nhập viện cấp cứu, bệnh nhân L. đã dần cải thiện tri giác và 18 giờ sau thì tỉnh táo hoàn toàn.

    Nhà có người lớn tuổi cần lưu ý

    Hạ Natri máu có hai loại cấp và mạn tính. Trong đó, hạ natri máu cấp tính (phát triển trong vòng 48 giờ) có mức độ nghiêm trọng và tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều so với hạ natri máu mạn tính (diễn biến chậm trong nhiều ngày) nên cần cần xử lý quyết liệt và kịp thời hơn. Một số biểu hiện và diễn biến của hạ Natri máu, người nhà bệnh nhân nên lưu ý gồm: đầu tiên là đau đầu, buồn nôn và nôn; kèm sau đó là cảm giác mệt mỏi khó chịu, kích thích vật vã; sau đó bệnh nhân sẽ đi dần vào trạng thái li bì, lú lẫn, sửng sờ…; khi này có thể xuất hiện chuột rút và rồi tiến đến rối loạn tâm thần, co giật, hôn mê và tử vong.

    Do đó, BS. Phan Thanh Toàn khuyên những gia đình có người lớn tuổi và bị sa sút trí tuệ cần đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống và giám sát kỹ tránh trường hợp uống nước vô thức, không kiểm soát.

    Đồng thời, theo ông, khi thấy bệnh nhân có biểu hiện không được nhanh nhạy và tỉnh táo như bình thường, cần đưa ngay đến bệnh viện để kiểm tra, xét nghiệm điện giải. Đặc biệt, nếu bệnh nhân co giật (dù nhẹ) mà người nhà chủ quan, không đưa đi cấp cứu kịp thời có thể khiến bệnh nhân ngày càng phù não, gây tuột não, dẫn đến nhân ngưng thở và ngưng tim, có thể gây ra tử vong ngay tại nhà.
     
    Đang tải...
  2. Bài viết rất hay, thực tiễn lâm sàng và rất hữu ích. Chị Cao Hồng ChâuCao Hồng Châu number one!
     
    Bệnh viện Quận 4 thích bài này.

Chia sẻ trang này