SỞ Y TẾ Cấp cứu “111” tại New Zealand - Sở Y Tế HCM

Thảo luận trong 'Tin tức của Sở Y tế' bắt đầu bởi Sở Y tế TP.HCM, 2/10/19.

  1. Sở Y tế TP.HCM

    Sở Y tế TP.HCM Bệnh viện Quận 4
      0/6

    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    0
    Khi nhận được cuộc gọi “111” yêu cầu cấp cứu, điều phối viên (dispatcher) của Trung tâm Cấp cứu St. John của New Zealand (St. John là tên của xe cấp cứu ngoài bệnh viện) tiếp nhận cuộc gọi và thực hiện sàng lọc thông tin để đồng thời hướng dẫn người gọi cấp cứu cách sơ cứu nạn nhân tại chổ, và chuyển thông tin cần thiết đã được mã hoá đến trạm cấp cứu gần nơi người bị nạn. Nhận được thông tin từ điều phối viên, đội cấp cứu gồm: xe cứu hoả và nhân viên cứu hoả; xe cứu thương và nhân viên cấp cứu ngoài bệnh viện (Paramedic) đến ngay hiện trường để sơ cấp cứu cho người bị nạn và vận chuyển người bệnh về bệnh viện để điều trị. Nếu tình trạng người bệnh ổn định, không cần sơ cấp cứu trên đường chuyển về bệnh viện thì xe cứu thương màu trắng sẽ vận chuyển người bệnh, nếu tình trạng người bệnh chưa ổn định cần tiếp tục sơ cấp cứu trên đường chuyển thì xe cứu thương màu vàng với đầy đủ thuốc và dụng cụ cấp cứu trên xe.


    Mô hình vận hành cấp cứu 111 tại New Zealand tương tự các mô hình cấp cứu 911 của Mỹ và mô hình cấp cứu 999 của Anh, với mô hình này, đội cấp cứu ngoài bệnh viện sẽ trực thuộc trung tâm cứu hộ, cứu nạn (bao gồm cả cứu hoả và an ninh). Nhân viên cấp cứu y tế là chuyên viên cấp cứu ngoài bệnh viện (Paramedic), điều phối viên (Dispatcher) sử dụng phần mềm AI giúp sàng lọc thông tin để hướng dẫn người thân của người bị nạn cách sơ cấp cứu tại chổ trong khi chờ nhân viên Paramedic đến cấp cứu người bị nạn. Giống như các nước khác, xe cứu thương tại các bệnh viện là xe cứu thương của Trung tâm Cấp cứu, bệnh viện không có xe cứu thương riêng.



    Đoàn cán bộ y tế TP.HCM tham dự khoá đào tạo chuyên đề quản lý bệnh viện tại trường Đại học AUT - New Zealand đã có dịp chứng kiến một trường hợp cấp cứu ngoại viện tại nước này. Khoảng 8g00 sáng, một phụ nữ lớn tuổi ở cùng khách sạn của đoàn sang gõ cửa phòng yêu cầu sự giúp đỡ vì chồng của bà đột ngột bị bất tỉnh. Các bác sĩ của đoàn công tác phát hiện người đàn ông (79 tuổi) đang rơi vào tình trạng đột quỵ, ngưng tim, ngưng thở và tiến hành hô hấp nhân tạo, đồng thời gọi điện thoại cho tiếp tân khách sạn yêu cầu trợ giúp. Nhân viên khách sạn gọi ngay số “111”, khoảng 2 phút sau có điện thoại của Trung tâm Cấp cứu 111 New Zealand (St John Emergency” gọi đến hướng dẫn cho nhân viên khách sạn: hỏi dấu hiệu về thở, mạch,… và hướng dẫn nhân viên khách sạn cách nhấn tim ngoài lồng ngực và đếm “one, two, three, four,…” để nhân viên khách sạn sơ cứu ngưng tim ngưng thở cho nạn nhân. Khoảng 5 phút sau 3 xe cấp cứu đã đến khách sạn, 1 xe cứu hoả, 1 xe cứu thương màu vàng và 1 xe cứu thương màu trắng. Nhân viên cấp cứu Paramedic tiếp cận bệnh nhân thực hiện cấp cứu ngưng tim, ngưng thở và sau khi tình trạng bệnh nhân ổn định đã vận chuyển bệnh nhân lên xe cứu thương màu vàng để đưa về bệnh viện.


    [​IMG]

    Đoàn cán bộ y tế TP.HCM thăm và tìm hiểu tại hoạt động cải tiến chất lượng tại một bệnh viện của New Zealand

    Sở Y tế TP.HCM

    Xem thêm...
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này