SỞ Y TẾ Cấu trúc bộ máy quản lý bệnh viện cần được đổi mới khi chuyển đổi sang cơ chế tự chủ - Sở Y Tế HCM

Thảo luận trong 'Tin tức của Sở Y tế' bắt đầu bởi Sở Y tế TP.HCM, 8/6/19.

  1. Sở Y tế TP.HCM

    Sở Y tế TP.HCM Bệnh viện Quận 4
      0/6

    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    0
    Với sự hỗ trợ của TCYTTG và Ngân hàng Thế giới, nước Cộng hoà Síp đang triển khai kế hoạch tái tổ chức lại bộ máy quản lý của các bệnh viện công lập để chuyển đổi sang cơ chế tự chủ. Dưới đây là tóm lược những vấn đề liên quan đến tái cấu trúc bộ máy quản lý theo hướng quản trị bệnh viện khi chuyển sang cơ chế tự chủ của nước Cộng hoà Síp qua chuyên đề “Designing the organizational structure of new autonomous organizations” – của tác giả Alexandre'Lourenço (2015).



    Cộng hoá Síp là một quốc gia nhỏ với hệ thống hành chính công tập trung, hệ thống y tế của Síp đứng hàng thứ 26 trên thế giới theo xếp hạng của TCYTTG (năm 2.000). Tuy nhiên, nhiều năm gần đây hệ thống y tế của Cộng hoà Síp gặp nhiều khó khăn do cấu trúc quản lý bệnh viện không còn phù hợp với yêu cầu thực tế, hầu hết các chức năng quản trị bệnh viện như công tác tổ chức, tài chính, hành chính và quản lý hệ thống đều lệ thuộc vào cơ quan trung ương.



    Những quy định và cấu trúc quản lý cũ đã ràng buộc và hạn chế sự phát triển của các bệnh viện. Thông thường, giám đốc bệnh viện là bác sĩ y khoa có bằng thạc sĩ về y tế công cộng hoặc quản lý y tế, là người có thâm niên được Bộ Y tế chỉ định. Sự nghiệp của họ bắt đầu với tư cách là bác sĩ đa khoa, sau đó được thăng chức thành cán bộ y tế cao cấp và được bổ nhiệm làm giám đốc trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu, rồi mới được bổ nhiệm làm giám đốc chuyên môn bệnh viện (Chief Medical Officer), cuối cùng mới làm giám đốc bệnh viện. Mức lương của giám đốc bệnh viện thấp hơn mức lương của các bác sĩ trưởng khoa. Trước tình hình đó, sau khi được Hội đồng Bộ trưởng thông qua, Chính phủ nước Cộng hoà Síp chính thức cho phép các bệnh viện công lập được chuyển đổi thành các thực thể công lập tự chủ hợp pháp, cho phép bệnh viện có một mức độ tự chủ đáng kể để quản lý tài nguyên và thực hiện chức năng nhiệm vụ khám, chữa bệnh, theo cơ chế mới các bệnh viện tự chủ nhưng vẫn chịu trách nhiệm trước Bộ Y tế.



    Hiện nay, các bệnh viện công lập tại nước Cộng hoà Síp đang chuyển đổi sang cơ chế tự chủ cùng với việc hình thành bộ máy quản lý bệnh viện theo hướng quản trị doanh nghiệp. Theo đó, mỗi bệnh viện sẽ có 2 hội đồng quản lý, cao nhất là Hội đồng Quản trị (Board of Directors), dưới có Hội đồng Quản lý (Executive board):



    - Cao nhất là Hội đồng Quản trị bệnh viện: ngoài các Chủ tịch, Phó chủ tịch, Tổng giám đốc bệnh viện – CEO (Chief Executive Officer), Phó tổng giám đốc bệnh viện - Deputy CEO, Hội đồng quản trị bệnh viện còn bao gồm các thành viên là đại diện của chính quyền địa phương, đại diện Bộ Tài chính, đại diện Bộ Y tế và đại diện của người bệnh.



    - Kế đến Hội đồng Quản lý bệnh viện (Executive Board): đứng đầu là Tổng Giám đốc bệnh viện - CEO (Chief Executive Officer), kế đến là Giám đốc chuyên môn - CMO (Chief Medical Officer) kiêm Phó tổng giám đốc bệnh viện, bên dưới là các giám đốc chuyên trách bao gồm: Giám đốc điều hành - COO (Chief Operating Officer), Giám đốc tài chính – CFO (Chief Financial Officer), Giám đốc Điều dưỡng CNO (Chief Nursing Officer), Giám đốc Khoa học - CSO (Chief Scientist Officer) và Giám đốc dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu – CPHSO (Chief Primary Healthcare Services Officer) kiêm Phó Giám đốc chuyên môn – Deputy CMO.



    Mỗi chức danh đều đòi hỏi phải đủ điều kiện về đào tạo chuyên ngành và quy định thời gian công tác thuộc lĩnh vực chuyên ngành trước khi bổ nhiệm. Mỗi chức danh chuyên trách đều có quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn để chủ động thực hiện.



    [​IMG]

    Sơ đầu cấu trúc quản trị bệnh viện khi chuyển đổi sang cơ chế tự chủ bệnh viện tại nước Cộng hoà Síp

    Theo hai chuyên gia nổi tiếng về quản trị bệnh là GS Glouberman và GS Mintzberg, các hoạt động của một bệnh viện có thể xếp vào 4 “thế giới” khác nhau, đó là: hoạt động chăm sóc, hoạt động điều trị, hoạt động kiểm soát và hoạt động cộng đồng. Mỗi lĩnh vực hoạt động này do các nhóm nhân viên với chuyên môn nghiệp vụ khác nhau thực hiện và khá độc lập lẫn nhau, do đó nếu quản trị bệnh bệnh theo kiểu cũ, tức chỉ có ban giám đốc và thiếu chuyên nghiệp trong từng lĩnh vực, thì khó có thể đảm bảo cho bệnh viện phát triển bền vững.

    SỞ Y TẾ TP.HCM

    Xem thêm...
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này