SỞ Y TẾ Chi tiêu cho y tế và cho sử dụng thuốc tại Việt Nam có cao so với các nước trong khu vực Châu Á – Thái bình dương ? - Sở Y Tế HCM

Thảo luận trong 'Tin tức của Sở Y tế' bắt đầu bởi Sở Y tế TP.HCM, 6/8/19.

  1. Sở Y tế TP.HCM

    Sở Y tế TP.HCM Bệnh viện Quận 4
      0/6

    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    0
    Các nước được nghiên cứu bao gồm từ Brunei Darussalam với dân số dưới nửa triệu người cho đến Trung Quốc với 1,36 tỷ dân. Tuổi thọ trung bình tại các nước trong nghiên cứu này là 75 tuổi. Trong đó, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (64 tuổi), Mông Cổ (68 tuổi) và Philippines (69 tuổi) cho thấy có tuổi thọ thấp hơn so với dân số thế giới (71,4 tuổi) và thấp hơn nhiều so với các nước thuộc tổ chức OECD (80,6 năm) ). Sự khác biệt về tuổi thọ giữa các quốc gia có thể được quy cho sự khác biệt về mức thu nhập, mức sống, lối sống, giáo dục và khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng.



    Tỷ lệ dân số trẻ em dưới 15 tuổi cao nhất được ghi nhận ở Philippines (32,0%) và Campuchia (31,0%), trong khi tỷ lệ này thấp nhất ở Hàn Quốc (15,0%), Singapore (16,0%) và Trung Quốc (16,6%). Tỷ lệ người trên 60 tuổi cao nhất (20,0%) được ghi nhận ở Úc và New Zealand. Tỷ lệ người trên 60 tuổi dự kiến sẽ tăng đáng kể trong những năm tới, điều này có thể dẫn đến gánh nặng gia tăng đối với những người trong độ tuổi lao động để duy trì chi tiêu cho một loạt các dịch vụ, bao gồm cả sức khỏe, cho dân số già.



    Về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người, các nước có thu nhập cao bao gồm Singapore (82.208,90 đô-la/người), Brunei Darussalam (67.131,80 đô-la/người), Úc (46.244,10 đô-la), New Zealand (37.340,00 đô-la) và Hàn Quốc (34.321,60 đô-la); các nước thu nhập trung bình cao là Malaysia (24.951,10 đô-la), Thái Lan (15.346,70 đô-la) và Trung Quốc (13.166,70 đô-la); các nước có thu nhập trung bình thấp là Mông Cổ (11.945,70 đô-la), Indonesia (10.517,00 đô-la), Philippines (6.982,40 đô-la), Việt Nam (5.525,80 đô-la), Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (5.278,20 đô-la) và Campuchia (3.228,40 đô-la) .



    Úc có số lượng bác sĩ trên 10.000 dân cao nhất (35,2 bác sĩ/10.000 dân), kế đến là Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (29), Mông Cổ (28,4) và New Zealand (28,4). Hàn Quốc có lượt khám bác sĩ bình quân đầu người mỗi năm cao nhất (14,6 lượt khám/người), tiếp theo là Úc (7,6), Mông Cổ (6,1) và Trung Quốc (5,4). Nếu so sánh với các nước OECD, trung bình có 34 bác sĩ trên 10.000 dân, đảm bảo 6,9 lượt khám bình quân đầu người mỗi năm. Số lượng dược sĩ trên 1.000 dân luôn ở mức thấp, cả ở nước có thu nhập trung bình thấp (Campuchia, 0,14) đến các nước có thu nhập cao (Brunei Darussalam, 0,17). Hàn Quốc có số giường bệnh cao nhất (10,3 giường/1.000 dân), trong khi Campuchia (0,7) và Indonesia (0,6) là những nước có số lượng giường bệnh thấp nhất. Nếu so sánh với các nước OECD, trung bình có 4,7 giường/1000 dân. Năng lực hệ thống y tế và việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có tương quan với các nhà cung cấp dịch vụ có sẵn. Việc sử dụng thấp hơn các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể gợi ý sự khan hiếm tài nguyên, bao gồm cả nguồn nhân lực.



    Tổng chi tiêu cho y tế bình quân đầu người cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia trong nghiên cứu, cao nhất ở Úc (4357,00 đô-la) và thấp nhất ở Cộng hòa Dân chủ Dân tộc Lào (35,50 đô-la). Tổng chi tiêu cho y tế tính theo GDP cao nhất ở các nước thu nhập cao như Úc (10,0%), New Zealand (9,4%) và Hàn Quốc (7,4%), ngoại trừ Singapore (4,3%) và Brunei Darussalam ( 1,8%). Nếu so sánh với các nước OECD, trung bình chi tiêu cho y tế chiếm 9% GDP.



    Phân bổ ngân sách trong tổng chi cho y tế dao động từ cao (93,8%) ở Brunei Darussalam đến thấp (18,9%) ở Trung Quốc, trong khi chi trực tiếp từ tiền túi chiếm hơn một nửa ở Campuchia (74,2%), Philippines (53,7%) và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (52,6%). Người dân tự chi trả chiếm tỷ trọng lớn ở các nước thu nhập thấp so với các nước có thu nhập cao. Một số nước có hệ thống BHYT xã hội chiếm một phần đáng kể trong chi tiêu cho y tế, như Hàn Quốc (42,9%), Trung Quốc (37,7%) và Việt Nam (24,07%).



    Về chi tiêu cho thuốc bình quân đầu người: Có sự khác biệt lớn trong chi tiêu cho thuốc giữa các quốc gia trong khu vực Châu á – Thái Bình dương, bình quân đầu người dao động từ 27,3 đô-la tại Cộng hòa Dân chủ Lào cho đến 683,5 đô-la ở Úc.



    [​IMG]



    Tỷ lệ chi tiêu cho thuốc tính theo tổng chi tiêu cho y tế: New Zealand thấp nhất – chiếm 9,7% tổng chi tiêu cho y tế, cao nhất là Campuchia, lên đến 44%. Việt Nam trong nhóm khá cao, chiếm 33%. Nhìn chung, các nước có thu nhập thấp và trung bình - cao có tỷ lệ chi tiêu cho thuốc tính theo tổng chi tiêu cho y tế cao hơn so với các nước có thu nhập cao. Trong khi tại các nước thuộc OECD, chi tiêu cho thuốc chiếm trung bình 16% tổng chi tiêu y tế.



    [​IMG]



    Về phân bổ nguồn kinh phí công và tư cho sử dụng thuốc: cũng rất khác nhau giữa các quốc gia. Các nước có thu nhập cao có thị phần khu vực công cao hơn đáng kể (Brunei Darussalam, New Zealand, Hàn Quốc và Úc), kế đến là các nước có thu nhập trung bình cao (Thái Lan và Malaysia). Các nước có có thu nhập trung bình thấp hơn thì thị phần tư nhân cao hơn đáng kể, như Indonesia (85,7%), Philippines (85,0%), Việt Nam (83,5%), Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (83,5%), Campuchia (77,5%) và Mông Cổ (74,0%).



    [​IMG]

    SỞ Y TẾ TP.HCM

    Xem thêm...
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này