SỞ Y TẾ Có nhất thiết mỗi phường, xã phải có trạm y tế và có nên phân nhóm trạm y tế có và không có hoạt động khám, chữa bệnh ? - Sở Y Tế HCM

Thảo luận trong 'Tin tức của Sở Y tế' bắt đầu bởi Sở Y tế TP.HCM, 10/5/19.

  1. Sở Y tế TP.HCM

    Sở Y tế TP.HCM Bệnh viện Quận 4
      0/6

    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    0
    [​IMG]

    Trái ngược với hình ảnh quá tải bệnh nhân tại các bệnh viện đó là hình ảnh vắng bóng bệnh nhân tại các trạm y tế trên địa bàn thành phố trong nhiều năm qua, từ thực tế đó, đã có ý kiến phản biện đối với Ngành Y tế như: liệu có nhất thiết mỗi phường, xã phải có trạm y tế ? Có nhất thiết phải có hoạt động khám, chữa bệnh tại trạm y tế ?

    Duy trì và bổ sung nguồn nhân lực cho trạm y tế: đạt sự đồng thuận cao của các chuyên gia

    Thành phố Hồ Chí Minh có 319 trạm y tế phường, xã trực thuộc 24 Trung tâm Y tế quận, huyện. Ngoài chức năng khám, chữa bệnh ban đầu, các trạm y tế còn nhiều chức năng quan trọng khác đối với sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ người dân trên địa bàn như: phòng chống dịch bệnh, phòng chống các bệnh không lây nhiễm, y tế công cộng, quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia, và lập hồ sơ và quản lý sức khoẻ điện tử của từng người dân trên địa bàn. Với số lượng biên chế dao động trung bình 6-7 nhân viên cho mỗi trạm, có thể nói đây là khối lượng công việc không nhỏ đối với các trạm y tế. Do đó, các chuyên gia khẳng định việc tồn tại trạm y tế cho mỗi phường, xã là điều bắt buộc, thậm chí cần xem xét bổ sung nhân lực cho trạm y tế theo quy mô dân số của mỗi phường, xã.

    Phải có chức năng khám, chữa bệnh tại trạm y tế nhưng phải đổi mới theo hướng chất lượng cho dù cần có thời gian, nguồn lực và lộ trình thực hiện, dứt khoát không làm theo cách cũ: đạt sự đồng thuận cao của các chuyên gia

    Không thể không có hoạt động khám, chữa bệnh tại trạm y tế: nhiều chức năng quan trọng của trạm cần phải có hoạt động khám, chữa bệnh như: quản lý bệnh mạn tính không lây nhiễm như tăng huyết áp, tiểu đường; quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia như: lao, phong, HIV, tâm thần; chương trình tiêm chủng; y tế học đường; dinh dưỡng cộng đồng,…

    Cách cũ trong hoạt động khám, chữa bệnh tại các trạm y tế làm mất niềm tin và khó thu hút người dân đến khám, chữa bệnh ban đầu tại trạm, đó là: không có bác sĩ thường trực tại trạm do trưởng trạm thường là bác sĩ phải tham gia nhiều hoạt động khác và không đảm bảo có mặt thường xuyên tại trạm; thiếu phương tiện chẩn đoán nên phải giới thiệu người bệnh đến bệnh viện; thiếu thuốc nên phải giới thiệu người bệnh đến bệnh viện để lãnh thuốc; phân công cố định bác sĩ về trạm công tác, do thu nhập thấp nên khó tuyển và khó giữ chân bác sĩ về công tác tại trạm; bác sĩ công tác khám, chữa bệnh tại trạm cảm giác “đơn lẻ một mình” trong hoạt động khám, chữa bệnh; chưa đa dạng hoá phương thức khám chữa bệnh, bác sĩ chỉ ngồi tại phòng khám “chờ” bệnh nhân đến.

    Những tín hiệu tốt ban đầu về thu hút người dân quay trở lại trạm y tế từ mô hình đổi mới hoạt động trạm y tế theo nguyên lý Y học gia đình tại các trạm y tế được chọn thí điểm trong thời gian qua cho thấy việc đầu tư đồng bộ từ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nhất là nguồn nhân lực bác sĩ công tác tại trạm y tế, kết nối bác sĩ tham gia hoạt động khám, chữa bệnh tại trạm y tế với các bác sĩ chuyên khoa tại các bệnh viện tuyến trên là những điều kiện cần thiết để trạm y tế trở thành “người gác cổng” của ngành y tế trong tương lai.

    Từ những mô hình chứng minh hiệu quả thu hút người dân quay trở lại trạm y tế để khám, chữa bệnh ban đầu như: mô hình phòng khám đa khoa của bệnh viện quận đặt tại trạm y tế, mô hình đổi mới hoạt động trạm y tế theo nguyên lý Y học gia đình, mô hình “chuỗi phòng khám đa khoa của bệnh viện quận, huyện” đã cho thấy nếu được đầu tư đúng mức về cơ sở hạ tầng, thuốc và trang thiết bị thiết yếu, và nhất là nguồn nhân lực bác sĩ đa khoa tổng quát và tạo sự kết nối tốt với các bệnh viện trong công tác chuyên môn thì sẽ không còn hình ảnh trạm y tế “vắng khách” như thời gian qua. Tuy nhiên, đây cũng là bài toán kinh tế y tế cần có lời giải.

    SỞ Y TẾ TP.HCM

    Xem thêm...
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này