SỞ Y TẾ Dịch bệnh COVID-19 và yêu cầu tái cấu trúc lại bệnh viện - Sở Y Tế HCM

Thảo luận trong 'Tin tức của Sở Y tế' bắt đầu bởi Sở Y tế TP.HCM, 31/8/20.

  1. Sở Y tế TP.HCM

    Sở Y tế TP.HCM Bệnh viện Quận 4
      0/6

    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    0
    “Hầu hết các bệnh viện được xây dựng vào những năm 1950 hoặc 1960 để đáp ứng một số nhu cầu nhất định của dân số, chẳng hạn như để chống chọi với bệnh tật đang đe doạ lúc bấy giờ như bệnh lao. Sau đó, các bệnh viện phải điều chỉnh để đối phó với tình trạng các bệnh mạn tính và quy mô dân số tăng lên. Hiện nay, COVID-19 đang làm rung chuyển mọi thứ, đòi hỏi các bệnh viện phải tái cấu trúc lại”, nhận định của Anja Borojevic, một chuyên gia tư vấn về tính sẵn sàng của các bệnh viện trong ứng phó với dịch bệnh COVID-19 đang làm việc với TCYTTG ở Bologna, miền bắc nước Ý.


    Tái cấu trúc bệnh viện (reshaping hospital) là một cụm từ thường được nhắc đến khi bàn về các giải pháp phòng chống dịch COVID-19 tại các bệnh viện trong giai đoạn hiện nay. Yêu cầu tái cấu trúc bệnh viện xuất phát từ những khó khăn đã gặp phải khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh trong cộng đồng và lan vào các bệnh viện của các nước trên thế giới, không ít bệnh viện đã rơi vào tình trạng bị động trong công tác ứng phó với dịch bệnh, dẫn đến những hậu quả nặng nề như bệnh viện trở thành nơi lây lan dịch bệnh giữa bệnh nhân với nhau, giữa bệnh nhân với nhân viên y tế,…


    Tình trạng bệnh viện bị động khi dịch COVID-19 bùng phát là khá phổ biến tại các nước trên thế giới, nguyên nhân do thiếu phương tiện phòng hộ cá nhân cho nhân viên y tế; cấu trúc bệnh viện không phù hợp cho công tác sàng lọc và phân luồng người bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc COVID-19; thiếu các khoa, phòng và giường bệnh cách ly điều trị bệnh nhân nghi ngờ hoặc xác định mắc COVID-19; thiếu giường hồi sức và các trang thiết bị để điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 nặng. Ở phạm vi rộng hơn, các địa phương thiếu các bệnh viện chuyên tiếp nhận và điều trị cho người mắc COVID-19.


    Trước những thực trạng và những khó khăn trên, bên cạnh việc tăng cường các biện pháp bảo hộ cá nhân và tuân thủ nghiêm các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, các chuyên gia về phòng, chống dịch và chuyên gia kiến trúc bệnh viện của nhiều nước đã đưa ra các giải pháp tái cấu trúc bệnh viện để chủ động ứng phó với đại dịch COVID-19 và các dịch bệnh lây lan qua đường hô hấp như sau:



    1) Bệnh viện chuyên tiếp nhận điều trị COVID-19: Bệnh viện chuyên điều trị COVID-19 là bệnh viện chỉ tiếp nhận và chăm sóc bệnh nhân COVID-19, do các bệnh viện chuyên khoa Nhiễm hoặc các bệnh viện đa khoa được chuyển đổi chức năng. Các bệnh viện này cần được cải tạo để đảm bảo có các phòng cách ly áp lực âm, phòng chờ khám có vách ngăn, và có đủ không gian giữa các giường bệnh. Thông thường, các bệnh viện này sẽ điều trị cho bệnh nhân trung bình đến nặng tùy thuộc vào khả năng của mỗi cơ sở. Nếu số lượng nhân viên y tế và nguồn lực của bệnh viện không đủ, cần biệt phái nhân viên từ các bệnh viện khác đến hỗ trợ. Các bệnh viện chuyên tiếp nhận và điều trị COVID-19 cần có năng lực làm xét nghiệm chẩn đoán COVID-19.


    Ngoài ra, sẵn sàng phương án thành lập mới các bệnh viện dã chiến để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu khi dịch bệnh bùng phát lan rộng, các bệnh viện dã chiến cần kiến trúc theo hướng dẫn của TCYTTG nhằm đảm bảo an toàn, chống lây lan mầm bệnh trong bệnh viện và cộng đồng.


    2) Trung tâm cấp cứu, hồi sức chuyên tiếp nhận điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng là những trung tâm cấp cứu, hồi sức dành cho các bệnh nhân nặng nghi nhiễm COVID-19 cần được can thiệp điều trị tích cực. Các trung tâm cấp cứu, hồi sức chuyên tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 nặng thường là các khoa cấp cứu, hồi sức của các bệnh viện chuyên điều trị COVID-19 hoặc của các bệnh viện đa khoa tuyến tuyến cuối, có phòng hồi sức áp lực âm và sẵn sàng các kỹ thuật hồi sức chuyên sâu như giúp thở, tuần hoàn ngoài cơ thể (ECMO),...


    3) Phòng cấp cứu sàng lọc COVID-19: là nơi tiếp nhận đầu tiên cho tất cả bệnh nhân khi được chuyển đến khoa cấp cứu. Một trong những nguyên nhân chính gây bùng phát dịch bệnh COVID-19 trong bệnh viện tại các nước chính là thiếu sự tách biệt hẳn giữa bệnh nhân nghi nhiễm COVID-19 với những bệnh nhân khác, khả năng cao là khởi phát từ khoa cấp cứu, sau đó lây lan trong toàn bệnh viện; nguyên nhân thứ hai chính là thiếu sự nhận thức về mối đe dọa của dịch bệnh COVID-19 ở nhân viên bệnh viện dẫn đến tâm lý chủ quan; nguyên nhân khác chính là sự di chuyển thường xuyên của bệnh nhân trong bệnh viện đã góp phần vào sự lây lan nhanh chóng; vị trí và cấu trúc khoa cấp cứu mở thông ra một hành lang chung với các khoa khác của bệnh viện có thể tạo điều kiện cho việc lây truyền mầm bệnh ban đầu.



    Do đó, bên cạnh phòng khám sàng lọc và khu cách ly tách biệt hẳn các khoa, phòng khác trong bệnh viện, việc hình thành “phòng cấp cứu sàng lọc” tách biệt hẳn bộ phận còn lại của khoa cấp cứu tại các bệnh viện là rất cần thiết giúp chủ động phòng tránh lây lan COVID-19 cho những bệnh nhân khác của khoa cấp cứu và nhân viên khoa cấp cứu.



    4) Bộ phận sàng lọc bệnh nhân ngay từ khi đến khám bệnh tại các bệnh viện, chia tách bệnh viện để chăm sóc bệnh nhân hô hấp (Respiratory care split hospital): Hình thành bộ phận sàng lọc bệnh nhân ngay từ cổng bệnh viện và chia tách bệnh viện để chăm sóc bệnh nhân hô hấp với mục đích là tách biệt các bệnh nhân có triệu chứng hô hấp ra khỏi bệnh nhân không có triệu chứng hô hấp ngay từ lần khám đầu tiên cho đến suốt thời gian nằm viện. Mục đích của loại hình bệnh viện này là để hạn chế sự tiếp xúc không cần thiết giữa các bệnh nhân hô hấp có thể đã mắc COVID-19 và các bệnh nhân khác để giảm thiểu việc lây nhiễm COVID-19 trong môi trường bệnh viện. Ngoài ra, những bệnh nhân không có triệu chứng hô hấp có thể được điều trị đúng cách đối với các bệnh của họ mà ít lo ngại về việc rủi ro tiếp xúc với người bệnh COVID-19 trong bệnh viện.


    Theo cách này, bệnh viện phải bố trí lối vào và vị trí của phòng khám ngoại trú bệnh hô hấp tách biệt hẳn với lối vào chính của bệnh viện, và các tuyến vận chuyển của bệnh nhân mắc các bệnh về đường hô hấp cũng phải tách biệt với các bệnh nhân khác. Nếu bệnh nhân nghi ngờ nhiễm COVID-19 (dựa trên các triệu chứng hoặc yếu tố dịch tễ của họ), trước tiên họ được gửi đến các điểm sàng lọc COVID-19 và sau đó là bệnh viện chuyên điều trị COVID-19, không phải khoa khám bệnh hoặc khoa điều trị nội trú của loại hình bệnh viện chia tách này.


    5) Bố trí nhiều buồng bệnh riêng biệt thay cho các buồng bệnh lớn có nhiều giường (kể các các khoa cấp cứu, hồi sức), đảm bảo các buồng bệnh được thông khí tốt với khí trời:

    Đó là xu thế thiết kế khi xây dựng bệnh viện mới trong tình hình bùng phát dịch bệnh như hiện nay. Với nhiều buồng bệnh riêng biệt, vừa đảm bảo sự riêng tư cho bệnh nhân nhưng cũng đảm bảo hạn chế lan lan mầm bệnh từ giường bệnh nhân này sang giường bệnh nhân khác, một tác dụng không mong muốn khi bố trí nhiều giường trong một buồng bệnh. Khả năng lây lan COVID-19 qua các hạt khí dung là thể loại trừ, ngay cả khi không sử dụng các kỹ thuật chăm sóc tạo ra khí dung, việc để không khí buồng bệnh thông thoáng và thông khí tốt với khí trời sẽ làm giảm nguy cơ lây lan mầm bệnh.



    [​IMG]

    Sơ đồ khoa Hồi sức mới của bệnh viện Đại học ở Atlanta, GA có 20 buồng bệnh, mỗi buồng một giường hồi sức (2012)



    6) Bố trí các khu vực cách ly điều trị bệnh nhân COVID-19 với buồng áp suất âm có bộ lọc HEPA và các thiết bị máy thở, bóng giúp thở có bộ lọc HEPA khi sử dụng cho bệnh nhân COVID-19:

    Đối với các bệnh viện chuyên tiếp nhận và điều trị bệnh nhân COVID-19 và các bệnh viện tuyến cuối cần xem xét bố trí các buồng áp lực âm tại các khoa Nhiễm, khoa Hồi sức, khoa Cấp cứu. Mỗi buồng cách ly đều có áp suất âm so với hành lang bên ngoài, có nghĩa là luồng không khí từ hành lang vào phòng rồi thoát ra khỏi bệnh viện qua bộ lọc HEPA. Không nhất thiết chỉ tạo áp lực âm riêng cho từng buồng riêng biệt, có thể chuyển đổi một khu vực bao gồm nhiều giường có áp suất âm. Sử dụng bộ lọc HEPA cho các máy thở và bóng giúp thở khi hồi sức hô hấp cho bệnh nhân COVID-19 làm giảm nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế.


    (Tài liệu tham khảo: “Repurposing and reshaping of hospitals during the COVID-19 outbreak in South Korea”, One Health 10 (2020); “How the Covid-19 Pandemic May Reshape U.S. Hospital Design”, www.undark.org; “WHO helps reshape hospitals as COVID-19 eases its grip”).

    SỞ Y TẾ TP.HCM

    Xem thêm...
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này