SỞ Y TẾ Dịch COVID-19: Dự kiến 3 nhóm đối tượng thực hiện "hộ chiếu vắc xin" - Sở Y Tế HCM

Thảo luận trong 'Tin tức của Sở Y tế' bắt đầu bởi Sở Y tế TP.HCM, 10/4/21.

  1. Sở Y tế TP.HCM

    Sở Y tế TP.HCM Bệnh viện Quận 4
      0/6

    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    0
    Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 (Ban Chỉ đạo) chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo.


    Các thành viên Ban Chỉ đạo, chuyên gia đã nghe báo cáo của Bộ Y tế, thảo luận về tình hình dịch bệnh thế giới và trong nước, các giải pháp căn cơ phòng chống dịch bệnh trong nước bảo đảm an toàn nhưng tận dụng thời gian để mở cửa, phát triển kinh tế.


    [​IMG]

    Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 chiều ngày 9/4 tại Văn phòng Chính phủ Ảnh:VGP


    Báo cáo của Bộ Y tế cho biết thế giới ghi nhận hơn 134 triệu ca mắc, trong đó trên 2,91 triệu ca tử vong. Ngày 7/4, thế giới có 108 quốc gia/vùng lãnh thổ ghi nhận ca mắc mới; 102 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong. So với các ngày qua, số ca tử vong và ca mắc mới tại nhiều nước trên thế giới ghi nhận trong 24 giờ qua tăng trở lại.


    Tính đến ngày 7/4, có 13 vắc xin được phê duyệt sử dụng ở một hoặc một số quốc gia và vùng lãnh thổ/EMA cấp phép; có 272 loại vắc xin đang triển khai nghiên cứu.

    Tại cuộc họp, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Đặng Quang Tấn đã trình bày đề xuất của Bộ Y tế về phương án triển khai “hộ chiếu vắc xin” bao gồm nhóm đối tượng áp dụng, phương án giám sát, cách ly, theo dõi y tế…


    Tiếp tục thực hiện nghiêm giải pháp phòng chống dịch

    Tại cuộc họp, Thường trực Ban Chỉ đạo thống nhất nhận định mặc dù có vắc xin, nhưng mấy ngày gần đây, trên thế giới đều ghi nhận hơn nửa triệu ca nhiễm mới, hơn 10.000 người tử vong mỗi ngày. Chúng ta phải tiếp tục tinh thần cảnh giác thật cao, đặc biệt qua đợt dịch thứ ba tâm lý trong xã hội nếu không siết lại sẽ lơi lỏng.


    Vì vậy, ở trong nước vẫn phải thực hiện thật nghiêm các giải pháp phòng dịch bệnh. Từng người dân tiếp tục thực hiện nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế. Các cơ sở y tế, trường học, cơ sở lưu trú, nhà máy, chợ, siêu thị, cơ sở lưu trú, bến xe… phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, tự đánh giá định kỳ, cập nhật thông tin lên Bản đồ chống dịch (antoancovid.vn).


    “Mặc dù quán triệt rất nhiều nhưng ngoài một số địa phương làm tốt thì cơ bản chưa ý thức hết, chưa làm tốt. Tới đây Ban Chỉ đạo phải trực tiếp đi kiểm tra, đôn đốc”- Phó Thủ tướng nhắc nhở.


    Chúng ta tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các tuyến biên giới, tiến hành các biện pháp quản lý, đồng thời kết hợp phân bổ, ưu tiên tiêm vắc xin cho khu vực này.


    Phó Thủ tướng nhấn mạnh, trong nước phải mở cửa cho kinh tế, du lịch phát triển, do đó, để bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh thì dứt khoát phải thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch khi có sự kiện tập trung đông người.


    “Chúng ta không thể coi như lúc bình thường mà chủ quan, vì nếu có mầm bệnh lây lan ở những sự kiện đông người thì rất nguy hiểm”- Phó Thủ tướng nêu rõ.


    [​IMG]

    Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Đặng Quang Tấn đã trình bày đề xuất của Bộ Y tế về phương án triển khai “hộ chiếu vắc xin”. Ảnh:VGP


    Tranh thủ tối đa công nghệ, lập “lưới” xét nghiệm sàng lọc

    Về vấn đề vắc xin, Ban Chỉ đạo yêu cầu đối với những lô vắc xin đã nhập về, Bộ Y tế tổ chức tiêm theo đúng đối tượng, theo dõi chặt chẽ, bảo đảm an toàn, không ồ ạt, vội vã nhưng phải khẩn trương. Bộ Y tế phải tổ chức, theo dõi, chỉ đạo rất sát. Cùng với đó, Bộ Y tế báo cáo sớm Ban Chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ tình hình cụ thể đàm phán, tiến độ dự kiến các loại vắc xin nhập về Việt Nam, đặc biệt là vắc xin mua.


    Tình hình tiếp xúc với các nguồn vắc xin mới. Dự kiến nguồn vắc xin trong nước nếu điều kiện thuận lợi, hoặc không thuận lợi. Từ đó có phương án sát thực tế về tiến độ tiêm vắc xin trong nước, làm cơ sở cho lộ trình thực hiện mở cửa, thực hiện “hộ chiếu vắc xin”.


    Ban Chỉ đạo yêu cầu Bộ Y tế rà soát, rút kinh nghiệm, xem xét đầy đủ các loại sinh phẩm xét nghiệm, công nghệ xét nghiệm để có chiến lược xét nghiệm phù hợp với từng tình huống dịch bệnh cụ thể.


    “Tinh thần là chúng ta tranh thủ tối đa công nghệ xét nghiệm mới, có các giải pháp tổng hợp để lập “lưới” sàng lọc tốt nhất, khi có mầm bệnh ở đâu là tập trung triển khai nhanh nhất, không được để bị động như trong đợt dịch vừa qua”- Phó Thủ tướng nói.

    Bảo đảm an toàn nhưng tận dụng thời gian quý giá, cơ hội để phục vụ phát triển kinh tế.

    Tại cuộc họp, đại diện các doanh nghiệp công nghệ thông tin cho biết đã thực hiện đúng cam kết hoàn thành hệ thống hạ tầng công nghệ, giải pháp kỹ thuật, hoàn toàn thích ứng với quốc tế để chuẩn bị triển khai “hộ chiếu vắc xin”.


    Ban Chỉ đạo thống nhất tinh thần “mục tiêu kép” tranh thủ thời gian, bằng các giải pháp tổng lực để giữ an toàn nhưng đồng thời mở cửa và phát triển được.


    Đây là cuộc chạy đua thời gian, chúng ta vừa dùng giải pháp tiêm vắc xin trong nước, đồng thời kết hợp với các nước phân theo nhóm nước, nhóm đối tượng để có phương án cách ly, xét nghiệm, giám sát phù hợp, bảo đảm an toàn nhưng tận dụng thời gian quý giá, cơ hội để phục vụ phát triển kinh tế.


    [​IMG]

    Các đại biểu dự cuộc họp Ảnh:VGP


    Cụ thể, nhóm đối tượng thứ nhất là người Việt Nam bị mắc kẹt ở nước ngoài, trong điều kiện đã tiêm vaccine thì về nước. Bộ Y tế cần có hướng dẫn chi tiết, cụ thể những người về từ nước nào thì có biện pháp cách ly, theo dõi y tế phù hợp, ở mức cần thiết, theo hướng an toàn. Trong đó cần tính đến cả những doanh nhân Việt Nam có nhu cầu ra nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư kinh doanh.


    Nhóm đối tượng thứ hai là những người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam đầu tư, kinh doanh, tuỳ từng nước, điều kiện, đã tiêm loại vắc xin nào thì sẽ phải quy định cụ thể về thời gian xét nghiệm, cách ly, theo dõi y tế.


    Đối với nhóm đối tượng thứ ba là khách du lịch quốc tế, Bộ Y tế phối hợp với Bộ VHTTDL trình Ban Chỉ đạo phương án cụ thể lộ trình mở cửa du lịch. Hướng ban đầu là du khách từ các nước kiểm soát tốt dịch bệnh, đã triển khai tiêm vắc xin đạt miễn dịch cộng đồng và nơi đến là những khu du lịch, nghỉ dưỡng quản lý, kiểm soát được người vào đã an toàn, có quy định kiểm soát đi lại, tiếp xúc trong nước.

    Lấy ví dụ giải pháp nhắn tin cảnh báo dịch bệnh, kết nối điều trị, khai báo y tế bắt buộc điện tử, truy vết theo dấu ca bệnh… Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ TT&TT rà soát lại các giải pháp công nghệ phục vụ phòng chống dịch bệnh thiết thực, loại bỏ những gì không có tác dụng thực sự, không chạy theo số lượng.


    “An toàn nhưng tranh thủ từng giờ từng phút để phát triển kinh tế. Bộ Y tế phải chuẩn bị những bước đi, giải pháp ứng phó dịch bệnh tốt nhất trong thời gian tới, trong đó nêu ra những việc cần phải làm rất cụ thể”- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.


    Thái Bình

    Nguồn tin : Báo SỨC KHỎE & ĐỜI SỐNG

    Xem thêm...
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này