SỞ Y TẾ Điểm sáng hiếm thấy tại một bệnh viện tư nhân - Sở Y Tế HCM

Thảo luận trong 'Tin tức của Sở Y tế' bắt đầu bởi Sở Y tế TP.HCM, 16/1/21.

  1. Sở Y tế TP.HCM

    Sở Y tế TP.HCM Bệnh viện Quận 4
      0/6

    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    0
    Điều gây ấn tượng đầu tiên đối với đoàn kiểm tra, đánh giá chất lượng Sở Y tế TPHCM chính là đơn vị HRC của BV Mỹ Đức đã mời được các chuyên gia quốc tế từ các trường Đại học có uy tín trên thế giới tham gia làm Ban cố vấn quốc tế ngoài Cố vấn chuyên môn do GS Nguyễn Thị Ngọc Phượng đảm trách, đó là: GS Robert Norman (Trường đại học Adelaide, Úc, Nguyên chủ tịch Hội Sinh sản Châu Á Thái Bình Dương - ASPIRE); GS Catherine Racowsky (Trường đại học Havard - Chủ tịch Hội Y học sinh sản Hoa Kỳ - ASRM); GS Adam Balen (Trường đại học Leeds - Nguyên Chủ tịch Hội Sinh sản người và Phôi học châu Âu -ESHRE); GS Ernest Ng (Trường đại học Hồng Kông); GS Yoshiharu Morimoto (Chủ tịch Hội hỗ trợ sinh sản Nhật Bản, Nguyên Chủ tịch Hội Sinh sản Châu Á Tháo Bình Dương - ASPIRE).


    Điều gây ấn tượng thứ hai là HRC được bệnh viện phân bổ 06 nhân viên chuyên trách (là các cử nhân sinh học và cử nhân y tế công cộng), với nhiệm vụ là hỗ trợ các nghiên cứu viên trong các công việc hành chính như chuẩn bị hồ sơ trình hội đồng đạo đức, tổ chức các buổi họp triển khai - kết thúc, thúc đẩy tiến độ, phân tích dữ liệu và điều phối - giám sát nghiên cứu …). Các nghiên cứu viên là các bác sĩ hay các chuyên viên phôi học của bệnh viện. Kinh phí cho hoạt động của HRC được dựa chủ yếu vào nguồn thu của bệnh viện (khoảng 5% lợi nhuận).


    Điều gây ấn tượng thứ ba chính là các sản phẩm khoa học của HRC. Trong năm 2020, HRC có 20 công bố quốc tế trên các tập san chuyên ngành (danh sách đính kèm), bao gồm: 3 đề tài về Sản Phụ khoa; 17 đề tài về hiếm muộn – vô sinh; trong đó, 15 đề tài là do các nghiên cứu viên của HRC đứng tên “first author” hay “last author”. Một đề tài của HRC về Sản Phụ khoa về đánh giá hiệu quả của vòng nâng tử cung so với progesterone âm đạo trong dự phòng sinh non trên thai phụ song thai đã đạt giải thưởng Alexandre Yersin do Lãnh sự quán Thuỵ Sỹ và Hội HELVIETMED trao tặng. Đây cũng là lần thứ hai liên tiếp HRC đạt được giải thưởng này.


    Được biết, Đơn vị nghiên cứu lâm sàng HOPE (HOPE Research Center - HRC), bệnh viện Mỹ Đức, được chính thức thành lập vào tháng 10 năm 2018. Sứ mệnh của HRC là “Thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) và thúc đẩy áp dụng y học thực chứng vào lâm sàng”. Ngoài việc đẩy mạnh các công trình nghiên cứu tại bệnh viện, HRC còn tiến hành một số dự án nghiên cứu cùng một số đối tác trong nước như bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh. HRC cũng vừa ký một biên bản ghi nhớ hợp tác trong việc triển khai công tác NCKH với bệnh viện Đại học Y Dược TpHCM. HRC cũng thường xuyên hợp tác cùng một số trường đại học quốc tế như Đại học Monash (Úc), Đại học Adelaide (Úc), Đại học VUB (Bỉ), Đại học New South Wales (Úc), Đại học Pennsylvania (Mỹ)…


    [​IMG]

    SỞ Y TẾ TP.HCM

    Xem thêm...
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này