SỞ Y TẾ EMR, EHR hay PHR ? - Sở Y Tế HCM

Thảo luận trong 'Tin tức của Sở Y tế' bắt đầu bởi Sở Y tế TP.HCM, 26/6/18.

  1. Sở Y tế TP.HCM

    Sở Y tế TP.HCM Bệnh viện Quận 4
      0/6

    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    0
    [​IMG]

    Khởi đầu phải là EMR, EMR cung cấp dữ liệu cho EHR, EHR cung cấp cho PHR

    Hồ sơ bệnh án điện tử (EMR: Electric Medical Record)

    EMR đề cập đến hồ sơ bệnh án được sở hữu riêng bởi một cơ sở y tế cụ thể, có thể là bệnh viện, phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa. EMR bao gồm thông tin được thu thập bởi các bác sĩ để chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân của họ, được ghi lại để sử dụng nội bộ và thông tin này không thể sử dụng bên ngoài cơ sở y tế đó.

    Lợi ích của EMR:

    -Thay thế cho hồ sơ bệnh án giấy

    -Cho phép bệnh viện theo dõi liên tục dữ liệu sức khỏe của bệnh nhân theo thời gian

    -Giúp xác định thông tin bệnh nhân khi họ đến tái khám hoặc theo dõi

    -Tuy nhiên, với EMR, bệnh nhân không có quyền truy cập vào hồ sơ sức khỏe của họ, khi cần thiết, họ sẽ có được một phiên bản in để chia sẻ với các nhà cung cấp dịch vụ y tế khác. Nó chỉ cung cấp cho các nhà cung cấp dịch vụ y tế một phần hồ sơ sức khỏe của bệnh nhân, giới hạn ở thông tin được thu thập từ bệnh viện, phòng khám hoặc phòng mạch bác sĩ đó.

    Hồ sơ sức khoẻ điện tử (EHR: Electric Health Record)

    EHR gần giống như EMR nhưng thông tin về bệnh nhân vượt xa giới hạn trong một cơ sở y tế. EHR là một bộ sưu tập dữ liệu sức khoẻ của một cá nhân, thu thập từ tất cả các bác sĩ tham gia chăm sóc bệnh nhân tại nhiều cơ sở y tế khác nhau. Hồ sơ sức khoẻ toàn diện này cũng có thể được chia sẻ với các cơ sở y tế khác nhau vì nó được tạo ra bởi chính các nhà cung cấp dịch vụ y tế khác nhau, do đó thông tin sẽ đầy đủ hơn, hữu ích hơn trong chẩn đoán và điều trị so với EMR.

    Lợi ích của EHR

    -Có thể được chia sẻ thông tin chẩn đoán, điều trị của một bệnh nhân giữa các cơ sở y tế với nhau

    -Bệnh nhân tham gia tích cực hơn vào việc chăm sóc của họ khi họ có thể xem hồ sơ sức khỏe của mình

    -Cho phép giám sát sức khỏe liên tục bởi các nhà cung cấp dịch vụ y tế khác nhau

    -Việc chăm sóc sức khoẻ liên tục được đảm bảo vì thông tin sức khỏe của bệnh nhân có thể dễ dàng tiếp cận

    -Không giống như EMR, những hồ sơ này thực sự không cần giấy tờ

    Hồ sơ sức khoẻ cá nhân (PHR: Personal Health Record)

    PHR được quản lý bởi chính bệnh nhân. Điều này cho phép họ duy trì một bản ghi về dị ứng, thuốc men, điều trị, tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh gia đình và nhiều hơn nữa. PHR được thiết lập bởi các nhà cung cấp dịch vụ y tế hoặc bản thân bệnh nhân, cho sự tham gia của bệnh nhân hoặc sử dụng cá nhân. Bệnh nhân có thể tích cực tham gia chăm sóc sức khoẻ của họ và được trao quyền nhiều hơn để đưa ra quyết định về sức khỏe của họ khi họ có tất cả các thông tin quan trọng có sẵn. Giống như EHR, bệnh nhân cũng có thể chọn chia sẻ thông tin này với bác sĩ của họ khi cần. Thông tin trong PHR thường bao gồm sự kết hợp thông tin lâm sàng từ các lần khám bác sĩ, kết quả sức khoẻ và kết quả xét nghiệm và dữ liệu mà họ có thể tự theo dõi từ thiết bị theo dõi tại nhà hoặc các thiết bị y tế đeo trên người.

    Lợi ích của PHR

    -Trao quyền cho người bệnh tham gia tích cực, qua đó cải thiện kết quả sức khỏe.

    -Dữ liệu y tế trong PHR cung cấp cho các bác sĩ hiểu biết toàn diện về sức khỏe của bệnh nhân, bao gồm các chi tiết về lịch sử y tế gia đình và các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân

    -Cho phép chăm sóc tại nhà hiệu quả hơn và theo dõi từ xa vì bệnh nhân có thể chủ động cung cấp thông tin cập nhật cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc của họ

    -Cho phép tất cả các bác sĩ của bệnh nhân làm việc cùng nhau như một nhóm, giúp giảm thiểu các biến chứng về sức khỏe

    -Thông tin trong PHR có thể được coi là kết hợp dữ liệu sức khỏe do bệnh nhân tạo ra với EHR.

    Tương lai của dữ liệu sức khỏe điện tử là gì?

    Hầu hết các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế đều xây dựng các hệ thống EMR để lưu trữ và quản lý dữ liệu bệnh nhân. Nhưng để có thể chia sẽ, tham khảo thông tin của bệnh nhân một yêu cầu quan trọng là cần có một định hướng để thống nhất sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật số (như sử dụng HL7).

    Hiện nay, nhiều quốc gia đã tập trung nguồn lực để xây dựng và sử dụng hệ thống EHR vì bên cạnh tạo sự thân thiện với bệnh nhân trong theo dõi sức khoẻ của chính mình, EHR sẽ góp phần minh bạch và giải quyết một số khoảng trống của hệ thống EMR. Nhất là giúp giới hạn sai sót trong việc ra quyết định vì nó giúp các nhà cung cấp hiểu rõ hơn về bệnh sử và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

    PHR đã tiến thêm một bước xa hơn để đảm bảo việc sử dụng dữ liệu sức khỏe của bệnh nhân có ý nghĩa, bổ sung của sự tham gia của bệnh nhân vì dữ liệu y tế được quản lý và sở hữu bởi họ. PHR cung cấp cho bác sĩ cái nhìn sâu sắc về sức khỏe của bệnh nhân, cho phép hiểu rõ hơn về sức khỏe của bệnh nhân, giúp cải thiện kết quả sức khỏe.

    Như vậy, để EHR trở thành hiện thực và phát huy tác dụng thì các bệnh viện và các cơ sở y tế phải xây dựng EMR, điều quan trọng là EMR của các cơ sở y tế phải có dữ liệu đầu ra có cùng ngôn ngữ số để có thể hoà vào EHR, thống nhất các chuẩn dữ liệu theo DICOM và HL7. HL7 là chuẩn dành riêng cho việc trao đổi thông tin y tế đã được tổ chức HL7 (viết tắt của Health Level 7) phát triển vào năm 1987 với phiên bản đầu tiên. Tiếp tục các phiên bản 2.0 và 3.0 lần lượt ra đời và hiện đang tiếp tục được cập nhật và phát triển. Với phiên bản 3.x, các nghiên cứu trên thế giới đã xây dựng được hàng trăm nghìn các bản tin, xây dưng được các định dạng cho dữ liệu cũng như liên tiếp cập nhật các mô hình tham chiếu (RIM) cho HL7. Với cấu trúc chuẩn này, mạng y tế đặc trưng cho phép các mỗi bệnh nhân có một bản ghi đầy đủ với toàn bộ các hồ sơ bệnh lý, các tiền sử bệnh lý, các chống chỉ định thuốc cũng như các phương pháp đã được điều trị trước đó… Và điều này cho phép các bệnh viện khác nhau có đầy đủ cơ sở khoa học để có thể điều trị một cách hiệu quả nhất cho bệnh nhân, đồng thời giảm thiểu mọi chi phí phát sinh không cần thiết cho người bệnh. Có thể nói, với giao thức trao đổi thông tin y tế thông qua chuẩn HL7, mạng y tế đã đem lại một hiệu quả vô cùng lớn không chỉ cho việc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng mà còn góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế tại các nước.

    SỞ Y TẾ TP.HCM

    Xem trang nguồn: Medinet
     
    ThsBs Phạm Hữu Tiền thích bài này.
    Đang tải...

Chia sẻ trang này