SỞ Y TẾ Giả mạo công an, phóng viên để đe doạ tống tiền các phòng khám tư nhân - Sở Y Tế HCM

Thảo luận trong 'Tin tức của Sở Y tế' bắt đầu bởi Sở Y tế TP.HCM, 27/5/19.

  1. Sở Y tế TP.HCM

    Sở Y tế TP.HCM Bệnh viện Quận 4
      0/6

    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    0
    [​IMG]

    Đó là thông tin được Trung tá Vũ Thị Thu Hà, Phó Đội trưởng đội 5, Phòng An ninh chính trị nội bộ (PA03) Công an TP Hồ Chí Minh, cho biết tại Hội nghị giao ban hoạt động khám chữa bệnh phòng khám đa khoa trên địa bàn do Sở Y tế TP Hồ Chí Minh tổ chức chiều 24/5.

    Theo Trung tá Vũ Thị Thu Hà, một số đối tượng giả danh là cơ quan nhà nước như Bộ Tài chính, Thanh tra Bộ Y tế... gọi điện thoại đề nghị các phòng khám mua những bộ tài liệu với giá 5 -10 triệu đồng, nếu không mua sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của phòng khám.

    Đặc biệt, gần đây, bác sĩ ở một số phòng khám còn nhận được điện thoại của các đối tượng tự xưng là công an có chức danh và đơn vị công tác gọi điện thoại đe dọa và yêu cầu các bác sĩ chuyển tiền vào tài khoản mà các đối tượng này đưa ra. “Có người vì quá lo sợ đã mất hàng tỉ đồng, có bác sĩ chỉ còn một bước nữa là chuyển tiền vào tài khoản kẻ lừa đảo”, Trung tá Hà cho biết.

    Bên cạnh đó, một số phòng khám đã phải “cầu cứu” đến PA03 về tình trạng một số người xưng danh là phóng viên, dùng các lỗi vi phạm chuyên môn không lớn để đe dọa, đề nghị đưa tiền thông qua hoạt động ký kết truyền thông để họ không viết bài trên báo.

    “Sau khi đã đưa tiền cho phóng viên báo này xong, lại có phóng viên ở báo khác gọi tới để "moi" tiền với hình thức tương tự. Nhiều phòng khám đã không đủ ngân sách để tiếp tục yêu cầu của các phóng viên nên đã thông báo cho chúng tôi. Hình thức “đe dọa” này thường xảy ra ở những phòng khám mới thành lập, rất sợ tai tiếng nên họ đành chấp nhận ký hợp đồng truyền thông”, Trung tá Hà cho biết thêm.

    Trung tá Hà thông tin thêm: "Phòng an ninh chính trị nội bộ, Công an TP Hồ Chí Minh đang thu thập tài liệu về hiện tượng mới nổi lên gần đây. Đó là có một băng nhóm đến quậy phá phòng khám, nhất là phòng khám về nha khoa và thẩm mỹ. Hình thức của các nhóm đối tượng này thường cử một người đến thực hiện dịch vụ sau đó cho rằng dịch vụ không đạt yêu cầu rồi đập phá đồ đạc, chửi bới…".

    Theo Trung tá Vũ Thị Thu Hà, khi gặp phải những trường hợp lừa đảo trên, phòng khám thu thập thông tin thật chi tiết của người đến liên hệ như hình ảnh, giấy tờ và gọi điện thoại về công an địa phương và đường dây nóng của Sở Y tế để phối hợp cùng giải quyết.

    Đan Phương

    Nguồn tin : Báo Tin tức

    Xem thêm...
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này