SỞ Y TẾ Giải pháp tiết kiệm nguồn lực bệnh viện nhưng vẫn đảm bảo chất lượng chăm sóc - Sở Y Tế HCM

Thảo luận trong 'Tin tức của Sở Y tế' bắt đầu bởi Sở Y tế TP.HCM, 21/7/19.

  1. Sở Y tế TP.HCM

    Sở Y tế TP.HCM Bệnh viện Quận 4
      0/6

    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    0
    Bệnh viện đại diện cho một thành phần thiết yếu không thể thiếu của bất kỳ một hệ thống y tế của một quốc gia nào. Tuy nhiên, làm thế nào để nguồn lực của bệnh viện được sử dụng một cách hiệu quả hơn đang trở thành một thách thức đối với các nhà quản lý bệnh viện của nhiều nước trên thế giới. Dưới đây là những khuyến cáo của các chuyên gia y tế qua chuyên đề “Health at a Glance: Europe 2018”.



    Nguyên nhân gây lãng phí nguồn lực bệnh viện:

    Theo các chuyên gia y tế, chi tiêu tại bệnh viện có thể bị lãng phí dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể kể đến 3 nhóm chính:



    1) Người bệnh không nhận được chăm sóc đúng: người bệnh bị nguy hiểm không cần thiết, hoặc được chăm sóc khi chưa cần thiết, hoặc được chăm sóc rất ít giá trị hoặc không có sự khác biệt nào đối với kết quả sức khỏe của họ.



    2) Hiệu quả chăm sóc có thể đạt được với nguồn lực ít hơn: với cùng kết quả chăm sóc tương tự có thể đạt được với ít nguồn lực hơn. Ví dụ, có mức sử dụng thuốc generic thấp; cung cấp dịch vụ chăm sóc tại bệnh viện thay vì tại cộng đồng đối với những bệnh lý chưa cần vào bệnh viện để chăm sóc.



    3) Nguồn lực bị mất đi trong quá trình chăm sóc: một số quy trình quản lý hành chính không tạo ra giá trị, bị thất thoát tiền do gian lận và tham nhũng.



    [​IMG]

    Các nhóm nguyên nhân gây lãng phí nguồn lực tại các bệnh viện ở các nước Châu Âu



    Giải pháp giảm chi tiêu nguồn lực tại các bệnh viện:

    Dưới đây là 4 nhóm giải pháp chính đang được các nước EU sử dụng nhằm làm giảm chi tiêu nguồn lực tại các bệnh viện nhưng vẫn đảm bảo chất lượng chăm sóc:



    1) Cải thiện chăm sóc tại cộng đồng (thay vì tại bệnh viện) đối với các bệnh lý nhạy cảm với chăm sóc ngoại trú (ambulatory care-sensitive conditions: ACSCs) có thể làm giảm tỷ lệ nhập viện không cần thiết.



    2) Khắc phục tình trạng lạm dụng các dịch vụ kỹ thuật tại bệnh viện (làm tăng sử dụng nguồn lực của bệnh viện) trong quá trình điều trị nội trú mà không ảnh hưởng đến chất lượng điều trị.



    3) Tận dụng các cơ hội khác để triển khai các nguồn lực bệnh viện sẵn có hiệu quả hơn như triển khai phẫu thuật ban ngày thay vì nhập viện để phẫu thuật và chăm sóc bệnh nhân nội trú;



    4) Triển khai các chiến lược nhằm giảm sự chậm trễ trong xuất viện giúp đảm bảo cho bệnh nhân rời khỏi bệnh viện càng sớm càng tốt.



    [​IMG]

    Các nhóm giải pháp tăng hiệu năng và an toàn nhưng làm giảm sử dụng nguồn lực của bệnh viện



    Minh hoạ nhu cầu thực tiễn của nhóm giải pháp 1:



    Trong số hơn 30 bệnh lý có thể giảm tỷ lệ nhập viện khi được chăm sóc ban đầu tốt hơn, còn gọi là các bệnh lý nhạy cảm với chăm sóc ngoại trú (ambulatory care-sensitive conditions: ACSCs), có 5 bệnh lý đặc biệt liên quan đến người dân của các nước Châu Âu, bao gồm: 1) tiểu đường, 2) tăng huyết áp, 3) suy tim, 4) bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và 5) hen suyễn.



    Trong năm 2015, toàn Châu Âu có hơn 4,6 triệu lượt nhập viện cho 5 bệnh lý này - chiếm 5,6% tổng số lần nhập viện có thể tránh được, thời gian nằm viện trung bình (ALOS) cho 5 bệnh lý này là 8.1 ngày vượt xa thời gian nằm viện chung (7,4 ngày), tiêu tốn hơn 37 triệu ngày giường mỗi năm.



    [​IMG]



    Tỷ lệ nhập viện tính riêng cho 5 bệnh lý mạn tính này đặc biệt cao ở Bulgaria, Romania, Đức, Litva, Áo và Hungary, trong khi nếu tính theo tỷ lệ nhập viện chung thì cao nhất ở Bulgaria và Romania, tiếp theo là Ba Lan, Đức, Tây Ban Nha và Hungary.



    [​IMG]

    Tỷ lệ nhập viện của 5 bệnh mạn tính phổ biến tại các nước EU

    SỞ Y TẾ TP.HCM

    Xem thêm...
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này