SỞ Y TẾ “Hành nghề kép” trong hoạt động khám, chữa bệnh tại các nước trên thế giới - Sở Y Tế HCM

Thảo luận trong 'Tin tức của Sở Y tế' bắt đầu bởi Sở Y tế TP.HCM, 16/7/18.

  1. Sở Y tế TP.HCM

    Sở Y tế TP.HCM Bệnh viện Quận 4
      0/6

    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    0
    [​IMG]

    Theo kết quả của nhóm nghiên cứu, nhân viên y tế thuộc khu vực công có hành nghề kép là hiện tượng khá phổ biến trong hệ thống y tế của nhiều nước trên thế giới. Tại Anh và Bắc Ireland, hơn 60% các bác sĩ bệnh viện công có hành nghề tư nhân; Tây Ban Nha là 20%; Na Uy là 25%. Ngoài bác sĩ, điều dưỡng đang công tác trong một số chuyên khoa tham gia hành nghề thêm ở khu vực tư nhân là khá phổ biến. Tại Bồ Đào Nha, bác sĩ và điều dưỡng khu vực công có thể chọn các hợp đồng độc quyền với mức lương cao hơn hoặc các ký các hợp đồng với bệnh viện công với mức lương giảm xuống để được phép làm việc thêm trong khu vực tư nhân.

    Hành nghề kép cũng phổ biến ở các nước thuộc Châu Mỹ Latinh và Châu Á, là khu vực đang có hiện tượng gia tăng về chi tiêu cho y tế và đang có sự phát triển mạnh của các cơ sở y tế tư nhân. Tại Bangladesh, hơn một nửa thu nhập của bác sĩ, nhất là bác sĩ chuyên khoa, kiếm được từ nguồn làm thêm tại khu vực y tế tư nhân. ở Ai Cập, Indonesia, Kenya và Mexico, hơn 80% bác sĩ khu vực công có hành nghề thêm ở khu vực tư. Tại Nam Phi, khoảng 40% điều dưỡng làm việc ngoài giờ cho khu vực tư nhân. Tại 6 quốc gia Châu Phi, châu Á và Trung Mỹ, hai loại hình nhân lực y tế là điều dưỡng và nữ hộ sinh ít có khả năng hành nghề kép hơn so với bác sĩ.

    Từ thực tiễn hoạt động của hệ thống y tế của các nước trên thế giới, có thể chia hành nghề kép thành 4 nhóm khác nhau: (1) Bên ngoài cơ sở y tế công lập, nhân viên y tế công làm thêm hành nghề tư trong một môi trường hoàn toàn riêng biệt, không liên quan đến cơ sở hạ tầng của cơ sở y tế công lập; (2) Bên cạnh cơ sở y tế công lập: nhân viên y tế công lập hành nghề tư trong một phòng khám hoặc một khoa có liên quan đến cơ sở hạ tầng của cơ sở y tế công nhưng hoạt động như một doanh nghiệp riêng biệt; (3) Bên trong cơ sở y tế công lập: các dịch vụ tư nhân được cung cấp bên trong cơ sở y tế công lập nhưng ngoài giờ hành chính hoặc tách biệt khỏi khu vực dịch vụ công; hoặc (4) Lồng ghép với các dịch vụ y tế công: người bệnh đóng thêm các khoản phí bổ sung cho các dịch vụ y tế sẽ được đáp ứng nhanh hơn, chất lượng cao hơn, loại hình này thường là không chính thức. Theo các tác giả, quy định của nhiều nước thường hạn chế hành nghề kép theo loại hình (1), nhưng các loại hình còn lại có thể cung cấp sự lựa chọn cho nhân viên y tế và các nhà hoạch định chính sách khi vận dụng cơ chế phối hợp công - tư trong hoạt động khám chữa bệnh nhằm tăng thêm thu nhập cho nhân viên và giữ chân nhân viên y tế.

    Bên cạnh việc nhìn nhận hành nghề kép là hoạt động góp phần tăng thêm thu nhập cho nhân viên y tế thuộc khối công lập, việc đánh giá hành nghề kép có tác động tốt hay xấu đối với lộ trình bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân thì hiện vẫn chưa đủ dữ liệu và chứng cớ thực tiễn và khoa học để khẳng định, theo TCYTTG, cần có thêm những công trình nghiên cứu có chiều sâu để đánh giá chính xác hơn. Trước mắt, nhóm nghiên cứu của TCYTTG khuyến cáo như sau:

    (1) Đối với những quốc gia có nguồn lực còn hạn chế, có thị trường y tế kém phát triển, năng lực điều tiết chưa đủ mạnh và ranh giới công - tư chưa rõ ràng, các hoạt động tư nhân không được kiểm soát tốt và có xu hướng lan sang các cơ sở công, điều này làm ảnh hưởng đến việc cung cấp các dịch vụ miễn phí theo quy định. Trong trường hợp như vậy, có thể ban hành quy định về hành nghề kép, tách bạch dịch vụ tư nhân và thông báo công khai để người bệnh biết và chọn lựa loại hình dịch vụ chăm sóc. Các biện pháp cụ thể là: (a) Cho phép các dịch vụ tư nhân được hoạt động bên ngoài hoặc bên cạnh, nhưng không lồng ghép trong các dịch vụ công; (b) Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ những quy định này; (c) Cung cấp các điều khoản tốt hơn cho nhân viên y tế thông qua các hợp đồng độc quyền; và (d) Hỗ trợ các cơ sở y tế trong việc điều chỉnh việc hành nghề tư của nhân viên trực thuộc họ.

    (2) Đối với các nước có thu nhập cao, có hệ thống y tế phát triển mạnh, hệ thống các cơ sở y tế tư nhân phát triển mạnh và độc lập, các lựa chọn tiềm năng bao gồm (i) Điều chỉnh quan hệ đối tác công - tư; (ii) Khuyến khích hợp đồng thuê ngoài các loại hình dịch vụ công cho khu vực tư nhân; và (iii) Thành lập các hội đồng chuyên môn giữ vai trò chính trong việc xác định ranh giới của hành nghề kép.

    SỞ Y TẾ TP.HCM



    Trang nguồn: Medinet
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này