SỞ Y TẾ Hiến chương “An toàn cho nhân viên y tế là chọn lựa ưu tiên cho an toàn người bệnh” - Sở Y Tế HCM

Thảo luận trong 'Tin tức của Sở Y tế' bắt đầu bởi Sở Y tế TP.HCM, 23/9/20.

  1. Sở Y tế TP.HCM

    Sở Y tế TP.HCM Bệnh viện Quận 4
      0/6

    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    0
    [​IMG]

    Hiến chương này dành tặng cho hàng triệu nhân viên y tế đang chiến đấu với đại dịch COVID-19 trên toàn cầu, những người đã đặt họ và gia đình họ vào tình thế rủi ro để điều trị cho những bệnh nhân, cung cấp các dịch vụ y tế thiết yếu và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh; dành tặng cho những nhân viên y tế bị nhiễm COVID-19; và cho những người đã mất mạng trong những nỗ lực không mệt mỏi để chống lại căn bệnh này.


    I. An toàn cho nhân viên y tế: bây giờ hơn bao giờ hết

    Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, tại điều 23, khẳng định rằng quyền làm việc bao gồm “các điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi” như một quyền cơ bản của con người. Nhiều công ước, nghị quyết và công cụ quốc tế quan trọng tiếp theo, bao gồm chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững và các Mục tiêu thát triển bền vững, đã kêu gọi các chính phủ và các bên liên quan khác cung cấp môi trường làm việc an toàn, an ninh và hỗ trợ cho tất cả người lao động. Trên toàn cầu, phụ nữ chiếm khoảng 70% lực lượng lao động y tế, việc thúc đẩy an toàn cho nhân viên y tế cần được hỗ trợ trực tiếp trong việc xóa bỏ các phương thức làm việc phân biệt đối xử và trao quyền cho người phụ nữ.


    Sức khỏe, sự an toàn và hạnh phúc của nhân viên y tế là trách nhiệm của chính phủ của mỗi quốc gia và là điều kiện tiên quyết để ứng phó hiệu quả với đại dịch COVID-19 và các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng khác, và để cung cấp các dịch vụ y tế thiết yếu. Nguồn nhân lực y tế không thể dễ dàng bổ sung giống như thuốc men, trang thiết bị và các nguồn lực khác, điều tối quan trọng là chúng ta phải nuôi dưỡng và bảo vệ họ.


    Nghị quyết WHA72.6 của Đại hội đồng Y tế thế giới về hành động toàn cầu cho an toàn người bệnh công nhận tầm quan trọng của “giáo dục, đào tạo và phát triển chuyên môn liên tục để xây dựng và duy trì lực lượng chăm sóc sức khỏe có năng lực, giàu lòng nhân ái và cam kết hoạt động trong một môi trường được hỗ trợ để chăm sóc sức khỏe an toàn”. Nghị quyết cũng thúc giục các quốc gia thành viên xây dựng môi trường làm việc phù hợp nhằm tối ưu hóa việc cung cấp các dịch vụ y tế một cách an toàn và thúc đẩy văn hóa an toàn.


    Tình trạng bạo lực đối với nhân viên y tế, tình trạng kiệt sức (hội chứng burnout) và rối loạn cơ xương khớp đều là những vấn đề sức khỏe nghề nghiệp phổ biến của nhân viên y tế đang phục vụ tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe, nhiều cơ sở y tế phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân viên y tế có năng lực. Tình trạng thiếu nhân viên y tế và nhân viên y tế bị kiệt sức dẫn đến kết quả chăm sóc người bệnh dưới mức tối ưu, sức khỏe thể chất và tinh thần của nhân viên y tế lại càng trở nên trầm trọng hơn. Đại dịch COVID-19 đã làm trầm trọng thêm những thách thức mà lực lượng nhân viên y tế phải đối mặt, chính là đảm bảo an toàn trong chăm sóc sức khỏe và toàn bộ hệ thống y tế nói chung. Giữ gìn sức khỏe thể chất và tinh thần của nhân viên y tế là điều cần thiết để đảm bảo việc chăm sóc người bệnh được an toàn và tránh các sự cố xảy ra cho người bệnh. Nhân viên y tế có thể chất và tâm lý lành mạnh sẽ ít mắc sai sót hơn, góp phần vào việc chăm sóc an toàn hơn. Do đó an toàn của nhân viên y tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của người bệnh.


    II. Kêu gọi hành động khẩn cấp và bền vững cho nhân viên y tế trên toàn cầu



    1. Thiết lập sự hiệp đồng giữa các chính sách và chiến lược an toàn cho cả nhân viên y tế và người bệnh

    An toàn cho nhân viên y tế và an toàn cho người bệnh là những lĩnh vực thực hành được kết nối không thể tách rời. Rủi ro về an toàn và sức khỏe đối với nhân viên y tế có thể dẫn đến rủi ro cho người bệnh, tổn hại cho người bệnh và các kết quả bất lợi khác cho người bệnh. Cần có sự thay đổi trong cách tiếp cận để gắn kết an toàn của nhân viên y tế với an toàn của người bệnh, cải thiện chất lượng và các chương trình phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn ở cấp độ toàn hệ thống y tế và tại các điểm chăm sóc. Định hướng chiến lược này có thể góp phần cung cấp dịch vụ chăm sóc an toàn hơn, giảm chi phí do nhân viên y tế bị kiệt sức, năng suất lao động dưới mức tối ưu, xây dựng niềm tin của người bệnh và cộng đồng đối với hệ thống y tế. Các hành động và can thiệp ưu tiên bao gồm:


    - Phát triển các mối liên kết giữa an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, an toàn người bệnh, cải tiến chất lượng, và các chương trình phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn;

    - Đưa các kỹ năng về an toàn và sức khỏe liên quan đến an toàn cá nhân và an toàn người bệnh trong các chương trình giáo dục và đào tạo cho nhân viên y tế ở tất cả các cấp;

    - Kết hợp các yêu cầu về an toàn người bệnh và an toàn nhân viên y tế trong các tiêu chuẩn để cấp phép và chuẩn đánh giá chất lượng;

    - Điều chỉnh hệ thống báo cáo sự cố liên quan đến cả an toàn cho nhân viên y tế và an toàn người bệnh;

    - Phát triển các thước đo tích hợp về an toàn người bệnh, an toàn nhân viên y tế và các chỉ số về chất lượng chăm sóc.


    2. Xây dựng và thực hiện các chương trình quốc gia về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp cho nhân viên y tế

    Giải quyết các vấn đề liên quan đến an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của nhân viên y tế đòi hỏi cách tiếp cận có chương trình trong toàn hệ thống y tế.


    TCYTTG khuyến nghị xây dựng và thực hiện các chương trình quốc gia về sức khỏe nghề nghiệp và an toàn của nhân viên y tế như một phần của nỗ lực chung nhằm tăng cường hệ thống y tế. Các hành động và can thiệp ưu tiên bao gồm nhu cầu:


    - Xây dựng và thực hiện các chương trình quốc gia về sức khoẻ và an toàn lao động của nhân viên y tế phù hợp với chính sách quốc gia về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp;

    - Xây dựng chính sách về an toàn, sức khỏe và điều kiện làm việc để bảo vệ lực lượng nhân viên y tế ở cấp quốc gia và nơi làm việc;

    - Bổ nhiệm các cán bộ có trách nhiệm và có thẩm quyền về sức khoẻ và an toàn lao động của nhân viên y tế ở cấp quốc gia và cơ sở;

    - Xây dựng các tiêu chuẩn, hướng dẫn và quy phạm thực hành về an toàn vệ sinh lao động;

    - Tăng cường hợp tác liên ngành về an toàn người bệnh an toàn nhân viên y tế, có đại diện của nhân viên và nhà quản lý phù hợp, có nhận thức đúng đắn về giới, sự đa dạng và phân nhóm nghề nghiệp.


    3. Bảo vệ nhân viên y tế không bị bạo lực tại nơi làm việc

    Biểu hiện của bạo lực tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe bao gồm bất bình đẳng, lạm dụng, quấy rối, phân biệt đối xử, kỳ thị và xung đột. Bất kỳ hình thức bạo lực nào đối với nhân viên y tế là không thể chấp nhận được. Đã có quá nhiều nhân viên y tế trên toàn cầu phải đối mặt với bạo lực thể chất và tinh thần trong công việc hàng ngày, cũng như trong tình huống khẩn cấp. Nhân viên y tế nữ đặc biệt dễ bị tổn thương. Những mối đe dọa này ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và an tâm công tác của nhân viên y tế và có thể dẫn đến giảm sự an toàn cho người bệnh và chất lượng chăm sóc. Các hành động và can thiệp ưu tiên bao gồm:


    - Áp dụng và triển khai các chính sách và cơ chế phù hợp với luật pháp quốc gia để ngăn chặn và xóa bỏ bạo lực trong lĩnh vực y tế;

    - Thúc đẩy văn hóa không khoan nhượng khi có hành vi bạo lực đối với nhân viên y tế;

    - Xem xét luật lao động và các luật khác và khi cần thiết giới thiệu những đạo luật cụ thể để ngăn chặn bạo lực đối với nhân viên y tế;

    - Đảm bảo các chính sách và các quy định để triển khai có hiệu quả bảo vệ nhân viên y tế chống lại bạo lực;

    - Thiết lập các cơ chế thực hiện có liên quan, như thanh tra và đường dây nóng cho phép nhân viên y tế báo cáo các sự cố, cũng như sẵn sàng hỗ trợ cho bất kỳ nhân viên y tế nào đối mặt với bạo lực.


    4. Cải thiện sức khỏe tinh thần và tâm lý cho nhân viên y tế

    Nhiều nhân viên y tế hoạt động trong môi trường làm việc đòi hỏi cao với nhiều rủi ro cao và căng thẳng cao trong nhiều giờ, nhân viên y tế cần được sự hỗ trợ về tâm lý và có thể báo cáo những lo ngại về an toàn mà không sợ bị trả thù. Các hành động và can thiệp ưu tiên bao gồm:


    - Thiết lập các chính sách để đảm bảo thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi phù hợp và công bằng, giảm thiểu gánh nặng hành chính cho nhân viên y tế;

    - Xác định và duy trì số lượng nhân viên thích hợp trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe;

    - Cung cấp bảo hiểm rủi ro liên quan đến công việc cho nhân viên y tế, đặc biệt là những người làm việc trong các khu vực rủi ro cao;

    - Thiết lập văn hóa làm việc không buộc tội và công bằng thông qua giao tiếp cởi mở, không bị trừng phạt khi báo cáo các sự cố bất lợi liên quan đến an toàn cho nhân viên y tế;

    - Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ xã hội và sức khỏe tinh thần cho nhân viên y tế, bao gồm lời khuyên về cân bằng công việc - cuộc sống, đánh giá và giảm thiểu rủi ro.


    5. Bảo vệ nhân viên y tế khỏi các nguy cơ nguy hiểm liên quan đến vật lý và sinh học

    Nhân viên y tế phải đối mặt với nhiều nguy cơ về thể chất, sinh học và công việc bao gồm tiếp xúc với nhiễm trùng, sắc nhọn, ngã, bức xạ, hóa chất, nguy cơ cháy nổ và điện hoặc rối loạn cơ xương khớp do vận chuyển bệnh nhân và nâng thiết bị nặng. Tất cả các bên liên quan và xã hội nói chung phải bảo vệ nhân viên y tế. Các hành động và can thiệp ưu tiên bao gồm:


    - Đảm bảo việc thực hiện các chuẩn tối thiểu về an toàn người bệnh, phòng, chống nhiễm khuẩn và an toàn lao động trong tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong toàn hệ thống y tế;

    - Đảm bảo luôn sẵn sàng phương tiện bảo hộ cá nhân (PPE), phù hợp với vai trò và nhiệm vụ được thực hiện, với số lượng thích hợp, phù hợp và chất lượng chấp nhận được. Đảm bảo một kho dự trữ PPE đầy đủ, được lưu giữ tại địa phương, và thực hiện đào tạo đầy đủ về việc sử dụng PPE thích hợp và các biện pháp phòng ngừa an toàn;

    - Đảm bảo đầy đủ các dịch vụ môi trường, bao gồm nước, vệ sinh, khử trùng và thông gió, tại tất cả các cơ sở chăm sóc sức khỏe;

    - Đảm bảo tiêm chủng cho tất cả các nhân viên y tế có nguy cơ chống lại các bệnh nhiễm trùng có thể phòng ngừa được bằng vắc xin, bao gồm viêm gan B và cúm mùa, phù hợp với chính sách tiêm chủng quốc gia; và trong bối cảnh ứng phó khẩn cấp, ưu tiên cho nhân viên y tế tiếp cận với các vắc xin mới được cấp phép và sẵn có;

    - Cung cấp đầy đủ nguồn lực để nhân viên y tế không bị tổn thương và tiếp xúc có hại với hóa chất và bức xạ;

    - Cung cấp các thiết bị và máy trạm được thiết kế tiện dụng và hoạt động hiệu quả để giảm thiểu chấn thương cơ xương khớp và té ngã của nhân viên y tế.


    (Tài liệu tham khảo: “Charter - health worker safety: a priority for patient safety”, https://www.who.int/docs/default-source/world-patient-safety-day/)

    SỞ Y TẾ TP.HCM

    Xem thêm...
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này