SỞ Y TẾ Hiểu hơn về “Công nghệ hỗ trợ” - Sở Y Tế HCM

Thảo luận trong 'Tin tức của Sở Y tế' bắt đầu bởi Sở Y tế TP.HCM, 8/7/18.

  1. Sở Y tế TP.HCM

    Sở Y tế TP.HCM Bệnh viện Quận 4
      0/6

    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    0
    [​IMG]

    Công nghệ hỗ trợ sẽ giúp cho người khuyết tật có cuộc sống khỏe mạnh, không bị lệ thuộc vào người khác, và tham gia các hoạt động giáo dục, tham gia thị trường lao động và đời sống dân sự. Công nghệ hỗ trợ làm giảm nhu cầu sử dụng các dịch vụ y tế, nhu cầu chăm sóc dài hạn và giảm công việc của những người chăm sóc. Nếu không có công nghệ hỗ trợ, người khuyết tật thường bị cô lập, cảm giá bị loại trừ khỏi các hoạt động của xã hội, do đó làm tăng tác động lên gánh nặng bệnh tật và tàn tật không chỉ đối với họ mà cả gia đình và xã hội.

    Các sản phẩm hỗ trợ giúp duy trì hoặc cải thiện hoạt động và tính độc lập của một cá nhân người khuyết tật. Các sản phẩm hỗ trợ thường thấy như thiết bị trợ thính, xe lăn, thiết bị hỗ trợ truyền thông, kính đeo mắt, bộ phận giả,… Theo TCYTTG, trên toàn cầu hiện hơn 1 tỷ người cần 1 hoặc nhiều sản phẩm hỗ trợ. Với dân số toàn cầu già hóa và sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm, hơn 2 tỷ người sẽ cần ít nhất 1 sản phẩm hỗ trợ vào năm 2030, với nhiều người lớn tuổi cần sự trợ giúp của từ 2 người trở lên. Hiện nay, chỉ có 1/10 người có nhu cầu được tiếp cận các sản phẩm hỗ trợ.

    Có nhiều đối tượng cần sử dụng công nghệ hỗ trợ, bao gồm: người khuyết tật, người cao tuổi, người mắc bệnh không lây nhiễm như tiểu đường và đột quỵ, người có tình trạng sức khỏe tâm thần bao gồm mất trí nhớ và tự kỷ, người suy giảm dần chức năng. Công nghệ hỗ trợ có thể có tác động tích cực đến sức khỏe và hạnh phúc của người khuyết tật và gia đình của họ, cũng như các lợi ích kinh tế xã hội. Ví dụ: việc sử dụng máy trợ thính phù hợp của trẻ bị khiếm thính sẽ giúp các kỹ năng ngôn ngữ được cải thiện; xe lăn tay tăng giúp người khuyết tật có khả năng đến trường, học tập và đi làm trong khi giảm chi phí chăm sóc sức khỏe do giảm nguy cơ lở loét do áp lực và co rút cơ; công nghệ hỗ trợ có thể giúp người cao tuổi có thể tiếp tục sống ở nhà, trì hoãn hoặc ngăn ngừa phải nhập viện để chăm sóc dài hạn; giày trị liệu cho bệnh tiểu đường giúp làm giảm nguy cơ bị loét chân, từ đó ngăn ngừa nguy cơ phải đoạn chi dưới,...

    Tuy nhiên, vấn đề lớn đặt ra là nhu cầu cần sử dụng công nghệ hỗ trợ của người khuyết tật chưa được đáp ứng. Theo TCYTTG, trên toàn cầu hiện nay, có 200 triệu người có thị lực kém chưa thể tiếp cận các sản phẩm hỗ trợ chuyên dụng, 75 triệu người cần xe lăn nhưng chỉ có 5 - 15% được tiếp cận sử dụng, 466 triệu người bị mất thính lực nhưng sản xuất máy trợ thính hiện chỉ đáp ứng dưới 10% nhu cầu. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia còn thiếu nhiều lao động trong công nghệ hỗ trợ, như: hơn 75% các nước thu nhập thấp không có chương trình đào tạo làm chân giả và các dụng cụ chỉnh hình. Các quốc gia có tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến khuyết tật cao nhất lại có xu hướng cung cấp lao động có tay nghề cao trong lĩnh vực công nghệ hỗ trợ lại là thấp nhất (2 chuyên gia /10.000 dân). Một khó khăn lớn khác ở những nước này chính là người khuyết tật không đủ khả năng chi trả cho các sản phẩm hỗ trợ mà họ cần.

    Trên thế giới, rất ít quốc gia có chính sách hoặc chương trình quốc gia về công nghệ hỗ trợ. Tại nhiều nước, việc tiếp cận với công nghệ hỗ trợ trong khu vực công là rất hiếm hoặc không tồn tại. Ngay cả ở các nước có thu nhập cao, các sản phẩm hỗ trợ thường không được phân bổ trong các chương trình sức khỏe và phúc lợi, điều này dẫn đến việc người khuyết tật hoặc gia đình của họ phải chi trả trực tiếp. Ví dụ, chính sách phổ biến ở một số nước Châu Âu chỉ cấp 1 máy trợ thính cho người lớn tuổi, mặc dù thực tế là hầu hết những người giảm thính lực do nguyên nhân cao tuổi phải cần 2 máy trợ thính để hoạt động.

    SỞ Y TẾ TP.HCM



    Trang nguồn: Medinet
     
    ThsBs Phạm Hữu Tiền thích bài này.
    Đang tải...

Chia sẻ trang này