SỞ Y TẾ Hoàn thiện hệ thống cấp cứu có thể làm giảm hơn 50% số ca tử vong mỗi năm - Sở Y Tế HCM

Thảo luận trong 'Tin tức của Sở Y tế' bắt đầu bởi Sở Y tế TP.HCM, 23/12/19.

  1. Sở Y tế TP.HCM

    Sở Y tế TP.HCM Bệnh viện Quận 4
      0/6

    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    0
    [​IMG]

    Dưới đây là tóm lược những vấn đề cần quan tâm đến hệ thống cấp cứu qua chuyên đề “Developing emergency care systems: a human rights-based approach” được đăng trên Tạp chí Bulletin of World Health Organization - tháng 9/2019;97:



    Các chuyên gia y tế ước tính nếu tổ chức chăm sóc cấp cứu tốt thì mỗi năm có thể giải quyết từ 54% đến 90% số ca tử vong và từ 900 triệu đến 2,5 tỷ năm sống điều chỉnh từ các khuyết tật do các tình huống nguy kịch gây ra trên toàn cầu. Tuy nhiên, hệ thống y tế ở nhiều quốc gia thường bị phân mảnh và thường tập trung hẹp vào chăm sóc các bệnh cụ thể, trong khi các tình huống khẩn cấp thường tập trung vào chấn thương, các bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm và các biến chứng của thai kỳ.


    Nếu dịch vụ chăm sóc cấp cứu được tổ chức tốt, được phân bổ hợp lý và cho phép phối hợp kịp thời các nguồn lực, từ chăm sóc cấp cứu ngoài bệnh viện ngay tại hiện trường cho đến điều trị kịp thời tại các khoa hay đơn vị cấp cứu tại các bệnh viện và cơ sở y tế, kể cả phẫu thuật sớm và hồi sức tích cực thì chắc chắn sẽ phát huy hiệu quả cấp cứu và tăng khả năng cứu sống. Ngoài ra, tổ chức tốt các hệ thống chăm sóc cấp cứu sẽ giải quyết ít nhất 12 mục tiêu của các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) và đặc biệt phù hợp với độ bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân (UHC).


    Theo TCYTTG, các nhóm dân số dễ bị tổn thương thường ít được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, trong đó có dịch vụ chăm sóc cấp cứu. Khoảng 90% gánh nặng tử vong và thương tật do thương tích xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Ở nhiều nơi trên thế giới, những người dễ bị tổn thương không thể tiếp cận chăm sóc sức khỏe, chỉ tìm kiếm sự chăm sóc khi xảy ra tình trạng cấp tính và làm trầm trọng thêm các bệnh mãn tính. Ngoài ra, tình trạng cấp cứu khiến mọi người rất dễ bị áp lực tài chính, khiến bệnh nhân và người nhà của họ bị khủng hoảng tài chính, phải bán hoặc thế chấp tài sản hoặc quyết định từ bỏ chăm sóc và nguy cơ tử vong hoặc thương tật vĩnh viễn. Cái chết của Alex Madaga ở Kenya là một minh hoạ sống động cho vấn đề này. Ông Madaga bị thương nặng ở đầu do tai nạn giao thông đường bộ và chết sau đó sau khi một số cơ sở chăm sóc sức khỏe đã từ chối đưa xe cứu thương đến cấp cứu. Ít nhất hai trong số các cơ sở đã từ chối vì bệnh nhân không có khả năng trả khoản tiền đặt cọc khá lớn. Sự bất công trong cái chết của bệnh nhân này cho thấy rằng việc tiếp cận với dịch vụ chăm sóc cấp cứu có thể bị từ chối do bệnh nhân không có khả năng chi trả ngay cả khi có sẵn dịch vụ cấp cứu.


    Nếu dịch vụ chăm sóc cấp cứu được thừa nhận là quyền được tiếp cận của mỗi người dân và là nghĩa vụ của các cơ sở y tế, cần phải xác định rõ: (i) Nghĩa vụ pháp lý về tôn trọng, thúc đẩy và bảo vệ quyền được chăm sóc cấp cứu của người dân; (ii) Xác định các ưu tiên để phát triển tập trung vào các hệ thống chăm sóc cấp cứu ở các quốc gia vốn bị hạn chế về nguồn lực; và (iii) Cung cấp một công cụ để giám sát và đánh giá các hệ thống chăm sóc cấp cứu, có xem xét đến quyền được tiếp cận chăm sóc cấp cứu.


    Các chuyên gia y tế của TCYTTG nhấn mạnh tầm quan trọng của chăm sóc cấp cứu ngoài bệnh viện, chăm sóc kịp thời tại hiện trường các trường hợp bị chấn thương hoặc bệnh tật và vận chuyển người bệnh kịp thời đến các cơ sở y tế để điều trị. Chăm sóc cấp cứu ngoài bệnh viện phải được xem là một điểm tiếp cận quan trọng của người dân với hệ thống chăm sóc cấp cứu. Tuy nhiên, đầu tư cho hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện quá tốn kém đối với hầu hết các nước thu nhập thấp và trung bình. Iraq, Campuchia và Nam Phi đã giới thiệu thành công những mô hình cộng đồng tham gia hoạt động này với chi phí thấp hơn. Khi tài nguyên cho phép, hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện nên được thực hiện bởi những nhân viên y tế chuyên nghiệp. Tại Mexico, đào tạo và chứng nhận kỹ thuật viên cấp cứu đã làm giảm gần một nửa nguy cơ tử vong.


    Để cung cấp dịch vụ chăm sóc cấp cứu có chất lượng, đòi hỏi phải có một lực lượng nhân viên y tế được đào tạo về cấp cứu. Trong khi nhiều quốc gia thu nhập cao có một đội ngũ bác sĩ và y tá chuyên ngành Y học cấp cứu, thì các nước thu nhập thấp và trung bình có thể dựa vào các nhân viên lâm sàng, y tá độc lập và bác sĩ tổng quát để chăm sóc cấp cứu. Do đó, việc đào tạo cấp cứu cho những nhân viên này là rất quan trọng. Tại Ma-rốc, đào tạo nhân viên tại khu vực cấp cứu nhi khoa để thực hiện đánh giá và điều trị cấp cứu nhi khoa đã làm giảm một nửa số bệnh nhân phải nhập viện nội trú. Tại Cộng hòa Dân chủ Congo, đào tạo những người không chuyên khoa để thực hiện chăm sóc cơ bản cho các trường hợp gãy xương hở đã làm giảm tỷ lệ đoạn chi từ 100% xuống 21% . Tại nước Cộng hòa Tanzania, thông qua quan hệ đối tác tư nhân công khai, đã cung cấp đủ nguồn lực để triển khai chương trình đào tạo cấp cứu. Những ví dụ này chứng minh rằng các cải tiến dần là khả thi và phù hợp với các khái niệm về nguồn lực sẵn có và thực hiện tiến bộ.

    SỞ Y TẾ TP.HCM

    Xem thêm...
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này