Tính đến ngày 31/12/2019, tổng cộng có 98 bệnh viện trên địa bàn thành phố thực hiện khảo sát 5.716 người bệnh ngay trước khi xuất viện (đã hoàn tất thủ tục xuất viện), trong đó có 31/32 bệnh viện tuyến thành phố (trừ Khu Điều trị Phong Bến Sắn), 23/23 bệnh viện quận huyện và 44/56 bệnh viện tư nhân. Tất cả bệnh viện thực hiện khảo sát trải nghiệm theo bảng nội dung câu hỏi phỏng vấn người bệnh thống nhất của Sở Y tế (công trình thực hiện đề tài khoa học năm 2018 đã được nghiệm thu). Dữ liệu nghiên cứu tại mỗi bệnh viện sẽ được kết nối liên thông về phần mềm phân tích tổng hợp của Sở Y tế. Kết quả khảo sát lần thứ 2 năm 2019 cho thấy các bệnh viện cần ưu tiên cải tiến chất lượng phục vụ người bệnh nội trú ở những điểm sau: Dưới đây là kết quả tổng hợp khảo sát đợt 2 về trải nghiệm người bệnh nội trú tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố năm 2019: Bảng 1. Đặc điểm mẫu khảo sát Trên 50% đối tượng khảo sát có là người bệnh sinh sống tại TP.HCM và là người bệnh, gần 90% đối tượng khảo sát có trình độ học vấn trên cấp 2 có khả năng hiểu để trả lời các câu hỏi, trên 60% đối tượng khảo sát là nữ, 62.1% đối tượng khảo sát là đối tượng được hưởng BHYT. Bảng 2. Tỷ lệ có trải nghiệm tích cực lúc nhập viện Trong 6 tháng cuối năm 2019, các bệnh viện đã tích cực cải tiến chất lượng, tỉ lệ trải ngiệm tích cực nhìn chung tăng đều về mọi mặt. Mặc dù thời gian chờ khám và làm các thủ tục nhập viện đã giảm so với 6 tháng đầu năm, nhưng là 2 lĩnh vực có trải nghiệm tích cực thấp nhất so với các lĩnh vực khác trong nhóm trải nhiệm lúc nhập viện. Bảng 3. Tỷ lệ có trải nghiệm tích cực về cơ sở vật chất – tiện ích phục vụ người bệnh Trung bình có trên 97% người bệnh không phải nằm ghép ngay lúc nhập viện. Trong 6 tháng cuối năm, mặc dù hoạt động hỗ trợ người bệnh đã được các bệnh viện quan tâm nhưng vẫn là nhóm có trải nghiệm tích cực thấp nhất 76,7%. Bảng 4. Tỷ lệ có trải nghiệm tích cực về tinh thần thái độ phục vụ của NVYT Tinh thần thái độ phục vụ người bệnh của NVYT được người bệnh đánh giá tích cực trên 97% và khối bệnh viện tư nhân đa số có trải nghiệm tích cực cao hơn khối bệnh viện thành phố và quận huyện. Bảng 5. Tỷ lệ có trải nghiệm tích cực về hoạt động khám chữa bệnh Đối với nhóm bệnh viện công lập, việc giải thích chỉ định xét nghiệm được có trải nghiệm tích cực thấp hơn các nhóm còn lại; đối với nhóm bệnh viện tư nhân, được bác sĩ khám lại người bệnh khi có dấu hiệu bất thường được người bệnh có trải nghiệm tích cực thấp hơn. Bảng 6. Tỷ lệ có trải nghiệm tích cực khi chi trả viện phí Vấn đề công khai các khoản chi trong thanh toán viện phí của các bệnh viện được người bệnh đánh giá cao và gần như ngoài viện phí người bệnh không phải chi trả thêm cho bất kỳ khoản nào khác cho nhân viên y tế. Bảng 7. Tỷ lệ có trải nghiệm tích cực trước khi xuất viện Hướng dẫn dặn dò người bệnh khi xuất viện tại các bệnh viện được người bệnh đánh giá cao với tỷ lệ trả lời tích cực trên 99%, đặc biệt ở nhóm bệnh viện quận huyện. Trung bình người bệnh mất 157 phút để hoàn tất thủ tục xuất viện. Thời gian hoàn tất các thủ tục xuất viện ở nhóm bệnh viện công lập trong 6 tháng cuối năm không giảm so với 6 tháng đầu năm và nhóm bệnh viện tư nhân thì gian giảm rõ rệt. Đây cũng là vấn đề người bệnh có trải nghiệm tích cực thấp nhất khi xuất viện tại các bệnh viện công lập. Bảng 8. Nhận xét chung về bệnh viện Nhìn chung, đa số người bệnh có mức độ đánh giá đánh giá khá tích cực về trải nghiệm mà họ đã trải qua tại các bệnh viện tuy nhiên vẫn có sự khác biệt giữa các bệnh viện tư nhân so với bệnh viện công lập. Cụ thể điểm đánh giá tổng thể trung bình các bệnh viện tuyến thành phố là 8,40 – bệnh viện quận huyện là 8,21 trong khi điểm đánh giá tổng thể các bệnh viện ngoài công lập cao hơn 8,76. Khi so sánh tiêu chí về người bệnh cam kết sẽ quay trở lại bệnh viện để tiếp tục điều trị thì bệnh viện tuyến tư nhân có tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là khối bệnh viện quận huyện và thành phố. SỞ Y TẾ TP.HCM Xem thêm...