SỞ Y TẾ Kinh nghiệm của Malaysia về triển khai bệnh án điện tử tại các bệnh viện công lập - Sở Y Tế HCM

Thảo luận trong 'Tin tức của Sở Y tế' bắt đầu bởi Sở Y tế TP.HCM, 17/11/20.

  1. Sở Y tế TP.HCM

    Sở Y tế TP.HCM Bệnh viện Quận 4
      0/6

    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    0
    Tại Malaysia, các bệnh viện công lập đang trên lộ trình cải thiện cơ sở vật chất và dịch vụ để làm hài lòng người bệnh, xuất phát từ trải nghiệm của người bệnh chưa thật sự thoải mái tại các bệnh viện công lập do thường cung ứng chậm chạp các dịch vụ chăm sóc và không đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, có rất nhiều trường hợp sai sót được báo cáo tại các bệnh viện công, số trường hợp sai sót trong các bệnh viện công từ năm 2000 đến 2008 đã tăng lên 144 trường hợp và 61,9% được đưa ra tòa, và các bệnh viện phải chi 7 triệu RM bồi thường cho các trường hợp sai sót.

    Một yếu tố thiết yếu không thể thiếu trong quản trị bệnh viện là công nghệ thông tin (CNTT), là công cụ giúp cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe và dịch vụ. Hơn nữa, CNTT đã tạo ra một tác động tích cực lớn đối với lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, nó cung cấp thông tin chính xác và kịp thời hơn về chăm sóc bệnh nhân. Do đó, việc triển khai Hồ sơ bệnh án điện tử (EMR) trong bệnh viện là một giải pháp để giảm bớt một số rào cản, cũng như tăng các dịch vụ chất lượng chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rào cản liên quan đến việc áp dụng EMR như chi phí cao, tốn thời gian, sự cố công nghệ và vấn đề bảo mật thông tin.

    Triển khai hệ thống thông tin bệnh viện (Hospital Information System -HIS) được Bộ Y tế Malaysia đưa vào kế hoạch triển khai từ năm 1993. Theo đó, có 3 loại tuỳ theo quy mô bệnh viện: Hệ thống thông tin ở mức toàn bộ bệnh viện (Total Hospital Information System - THIS), áp dụng cho các bệnh viện có trên 400 giường; Hệ thống thông tin bệnh viện mức trung bình (Intermediate Hospital Information System - IHIS), áp dụng cho các bệnh viện có quy mô từ 200-400 giường; Hệ thống thông tin bệnh viện mức cơ bản (Basic Hospital Information System - BHIS). Tại thời điểm năm 2011, Malaysia chỉ có 8 bệnh viện có hệ thống thông tin THIS, 2 bệnh viện IHIS và 6 bệnh viện BHIS. Trên cơ sở hệ thống thông tin bệnh viện HIS, Chính phủ Malaysia hỗ trợ hoạt động CNTT trong các bệnh viện công, bằng cách triển khai áp dụng hệ thống EMR. Tuy nhiên, mức độ áp dụng EMR vẫn còn thấp ở Malaysia.

    Triển khai áp dụng hệ thống EMR tại các bệnh viện thành công sẽ có lợi cho cả bác sĩ và bệnh nhân trong môi trường bệnh viện. Tuy nhiên, các bệnh viện công lập cũng gặp không ít các khó khăn khi triển khai áp dụng. Dưới đây là 4 nhóm khó khăn chính khi triển khai áp dụng EMR tại các bệnh viện công lập ở Malaysia:



    (1) Các vấn đề liên quan đến chi phí: Vấn đề khó khăn phổ biến nhất trong việc triển khai áp dụng bệnh án điện tử là chi phí. Hệ thống EMR đòi hỏi kinh phí đầu tư ban đầu cao, bao gồm chi phí thiết lập, chi phí bổ sung phần cứng và chi phí bảo trì. Ngoài ra còn có chi phí đào tạo, sẽ rất lãng phí khi các bác sĩ cần thêm thời gian dài để học cách sử dụng hệ thống do tính phức tạp của hệ thống. Bên cạnh đó, để triển khai EMR thường đòi hỏi một thời gian đào tạo dài để chấp nhận và hiểu hệ thống. Một khảo sát cho thấy, 77% bác sĩ không có đủ thời gian để tìm hiểu hệ thống, do đó, giai đoạn ban đầu sử dụng hệ thống làm giảm năng suất làm việc của các bác sĩ trong hoạt động khám, chữa bệnh, rõ nhất là mất nhiều thời gian cho EMR.


    (2) Các vấn đề liên quan đến công nghệ: Các vấn đề công nghệ cũng là một trong những vấn đề lớn khi triển khai áp dụng EMR. Các vấn đề liên quan đến công nghệ thường gặp là thay đổi, bổ sung và hỗ trợ các phần mềm ứng dụng. Bên cạnh đó, khả năng tương tác là một rào cản lớn khác để có thể áp dụng hệ thống EMR. Nhập dữ liệu hoặc tích hợp dữ liệu đôi khi không hoạt động đúng. Hơn nữa, phần cứng và phần mềm của hệ thống có các nhiệm vụ và chức năng phức tạp do hệ thống cơ sở dữ liệu phức tạp. Thiếu máy tính và phần cứng cũng là một trong những vấn đề của hệ thống bên cạnh các vấn đề kỹ thuật. Một nghiên cứu cho thấy 60% bác sĩ cho rằng hệ thống EMR không có hỗ trợ kỹ thuật và họ cũng gặp phải vấn đề trong khi sao chép và chèn một lượng lớn dữ liệu vào hồ sơ bệnh nhân.



    (3) Các vấn đề liên quan đến con người: Yếu tố con người, đặc biệt là các bác sĩ, được coi là một vấn đề trong việc triển khai áp dụng hệ thống EMR. Một trong những vấn đề liên quan đến con người là thiếu người dùng có kỹ năng sử dụng hệ thống vì nhiều bác sĩ thiếu kỹ năng sử dụng máy tính do thiếu kiến thức về CNTT. Một nghiên cứu cho thấy 59% bác sĩ thiếu kỹ năng máy tính. các bác sĩ lớn tuổi ít quan tâm đến việc sử dụng hệ thống EMR hơn so với các bác sĩ trẻ do các bác sĩ trẻ có nhiều khả năng sử dụng các công cụ CNTT hơn các bác sĩ lớn tuổi; 79,5% bác sĩ nam có nhiều khả năng sử dụng hệ thống EMR, trong khi chỉ có 20,5% bác sĩ nữ có khả năng sử dụng hệ thống EMR nhiều hơn.



    (4) Vấn đề pháp lý: Các vấn đề pháp lý như chứng nhận, bảo mật, quyền riêng tư cũng là những vấn đề phổ biến trong việc áp dụng hệ thống EMR. Vấn đề riêng tư là rào cản trong việc áp dụng hệ thống EMR. Ngoài ra, các bác sĩ lo lắng rằng dữ liệu của bệnh nhân được lưu trữ trong hệ thống EMR không an toàn có thể dẫn đến các vấn đề pháp lý. Tính bảo mật của dữ liệu bệnh nhân trên hệ thống EMR được xem là một trong những rào cản chính khi áp dụng hệ thống EMR.


    Từ những rào cản khi triển khai EMR, Malaysia đề xuất khung áp dụng EMR. Nhìn chung, việc áp dụng hệ thống EMR không hề đơn giản vì nó liên quan đến một chi phí đắt đỏ và hệ thống phức tạp để thích nghi với đội ngũ nhân viên có trình độ CNTT thấp, cũng như đối mặt với rủi ro pháp lý trong khi quản lý dữ liệu và thông tin bí mật trong bệnh viện. Ngoài ra, còn các yếu tố khác cũng góp phần quyết định cho việc triển khai EMR tại các bệnh viện công là: quy mô bệnh viện, BV cũ hay BV mới xây dựng, ngân sách. Khung này cho phép xem xét việc áp dụng hệ thống EMR, đặc biệt là tại các bệnh viện công lập ở Malaysia:

    [​IMG]



    SỞ Y TẾ TP.HCM

    Xem thêm...
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này