SỞ Y TẾ Kinh nghiệm của nước Anh về “Người gác cổng” - Sở Y Tế HCM

Thảo luận trong 'Tin tức của Sở Y tế' bắt đầu bởi Sở Y tế TP.HCM, 29/8/18.

  1. Sở Y tế TP.HCM

    Sở Y tế TP.HCM Bệnh viện Quận 4
      0/6

    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    0
    Gatekeeping là thuật ngữ dùng để mô tả vai trò của các bác sĩ chăm sóc sức khoẻ ban đầu hoặc bác sĩ thực hành tổng quát (GP) trong việc cho phép người bệnh được làm các xét nghiệm chẩn đoán, khám bác sĩ chuyên khoa, khám và điều trị tại bệnh viện. Nói cách khác, tại nước Anh, người bệnh muốn đến phòng khám bác sĩ chuyên khoa hoặc đến bệnh viện khám chỉ khi được giới thiệu từ một bác sĩ GP.

    “Người gác cổng” có nguồn gốc từ nước Anh và đã tồn tại và được xã hội chấp nhận hơn 100 năm qua, lý do mà nước Anh đưa ra nguyên lý này là do thiếu hụt bác sĩ chuyên khoa và mong muốn kiểm soát chi tiêu cho y tế, hệ thống y tế nước Anh đang chịu áp lực về sử dụng hiệu quả nguồn lực, và chăm sóc sức khoẻ ban đầu thông qua chức năng “Người gác cổng” để đạt mục tiêu đó.

    Với chức năng trên, các bác sĩ GP với chức năng của người gác cổng đang bị quá tải công việc, bên cạnh đó là người dân đòi hỏi được quyền chọn lựa bác sĩ chuyên khoa, nhóm chuyên gia đã tiến hành phân tích những ưu điểm, nhược điểm của nguyên lý “Người gác cổng” như sau:

    Ý kiến ủng hộ:

    - Dẫn đến giảm sử dụng các dịch vụ y tế và chi tiêu cho y tế thấp hơn

    - Giảm thời gian chờ đợi khi đến khám tại các phòng khám chuyên khoa

    - Hệ thống y tế không thể đáp ứng mọi thứ mà bệnh nhân muốn (khám bác sĩ chuyên khoa và sử dụng các dịch vụ kỹ thuật) và cần phải có cơ chế giới thiệu của bác sĩ chăm sóc sức khoẻ ban đầu

    - Đảm bảo rằng các bác sĩ chuyên khoa dành thời gian cho trường hợp phức tạp hơn, nhờ đó nâng cao trình độ chuyên khoa

    - Đảm an toàn cho bệnh nhân và bảo vệ bệnh nhân khỏi các sự cố y khoa của việc điều trị quá mức

    - Giảm mất công bình y tế

    - Nhờ bắt buộc phải qua giới thiệu của các bác sĩ GP nên các bác sĩ chuyên khoa có đủ thông tin về người bệnh và tăng sự trao đổi lẫn nhau giữa các bác sĩ GP và các bác sĩ chuyên khoa

    - Mạng lưới bác sĩ GP đủ mạnh nên người bệnh không thể phủ nhận sự hài lòng

    - Các bác sĩ chuyên khoa điều trị nhiều trường hợp chuyên biệt hơn và được tiếp xúc với nhiều trường hợp khó

    [​IMG]- Phát huy được công suất của hệ thống và ngăn chặn gia tăng chi phí y tế

    Ý kiến không ủng hộ:

    - Chi phí tăng do chẩn đoán muộn, tiền tiết kiệm được do hạn chế tiếp cận với các chuyên khoa được chi tiêu ở nơi khác trong hệ thống (ví dụ: tăng sử dụng tại các khoa cấp cứu)

    - Bệnh nhân không nhìn thấy bác sĩ chuyên khoa khi họ cảm thấy trường hợp bệnh của họ bác sĩ GP không chữa được

    - Phủ nhận quyền lựa chọn của bệnh nhân, người bệnh không được trao quyền và không được chia sẻ ra quyết định

    - Các bác sĩ GP chỉ điều trị các trường hợp đơn giản và tổng quát, làm hạn chế kiến thức lâm sàng

    - Kết quả điều trị giảm vì chẩn đoán chậm trễ

    - Tăng mất công bình y tế

    - Phân tách bác sĩ GP và bác sĩ chuyên khoa, làm cản trở sự phối hợp

    - Tạo ra xung đột trong mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân và ảnh hưởng đến sự hài lòng của người bệnh

    - Bác sĩ GP bị quá tải công việc

    - Quyền giới thiệu đến khám tại bệnh viện hoặc phòng khám bác sĩ chuyên khoa có thể phát sinh tiêu cực

    Dưới đây là tình hình các quốc gia có sử dụng hay không sử dụng nguyên lý “Người gác cổng”, nhưng chưa đủ chứng cứ khi so sánh tổng chi tiêu cho y tế giữa các nước:

    [​IMG]

    (*: Khuyến khích người dân đến khám bác sĩ GP sẽ được hỗ trợ tài chính như giảm mức đóng đồng chi trả)

    Sở Y tế TP.HCM

    Xem thêm...
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này