SỞ Y TẾ Lần đầu tiên tại Việt Nam, ứng dụng trí tuệ nhân tạo được sử dụng trong chẩn đoán và điều trị đột quỵ - Sở Y Tế HCM

Thảo luận trong 'Tin tức của Sở Y tế' bắt đầu bởi Sở Y tế TP.HCM, 25/6/19.

  1. Sở Y tế TP.HCM

    Sở Y tế TP.HCM Bệnh viện Quận 4
      0/6

    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    0
    [​IMG]

    Phần mềm ứng dụng trí tuệ nhân tạo này có tên là “RAPID”, đây là phần mềm ứng dụng được phát triển bởi Đại học Stanford, Mỹ. Bệnh viện Nhân dân 115 và Bệnh viện Gia An 115 là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam phối hợp lắp đặt và triển khai toàn bộ phần mềm RAPID trong chẩn đoán và đưa ra cửa sổ điều trị mới trong đột quỵ não cấp, lên đến 24 giờ.


    Phần mềm ứng dụng này sẽ giúp xác định rõ thể tích vùng lỏi hoại tử, thể tích nhu mô não có nguy cơ tổn thương, và hoại tử trong những giờ tiếp theo, còn gọi là “vùng tranh tối tranh sáng” giúp cho các bác sĩ chẩn đoán và can thiệp điều trị chính xác hơn. Theo thời gian, các tế bào não sẽ chết dần, cứ mỗi phút trôi qua, sẽ có khoảng 1,9 triệu tế bào não tiếp tục bị hoại tử. Ngược lại, nếu được tái thông mạch máu kịp thời, các tế bào não trong “vùng tranh tối tranh sáng” sẽ có thể hồi phục nhanh chóng.



    “Vùng tranh tối tranh sáng” này không thể thấy được qua hình ảnh học thông thường. Phần mềm RAPID là giải pháp đã được chứng minh hiệu quả và độ chính xác qua các thử nghiệm lâm sàng và được FDA chấp thuận để sử dụng tại các trung tâm đột quỵ hàng đầu tại Mỹ. Cho đến nay, đã có trên 1200 trung tâm đột quỵ sử dụng phần mềm RAPID trên toàn thế giới.



    Bệnh viện Nhân dân 115 và Bệnh viện Gia An 115 là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam phối hợp lắp đặt và triển khai toàn bộ phần mềm RAPID trong chẩn đoán và đưa ra cửa sổ điều trị mới trong đột quỵ não cấp, lên đến 24 giờ. Việt nam là nước đứng thứ 3 sau Thái Lan và Indonesia mua được bản quyền của phần mềm này.



    Nếu theo cửa sổ điều trị thường quy, chỉ cho phép điều trị tái thông trong cửa sổ là 0 đến 6 giờ tính từ lúc khởi phát triệu chứng. Như vậy, việc ứng dụng ứng dụng AI chuyên biệt cho xử trí đột quỵ chắc chắn sẽ mở ra cơ hội cứu sống và giảm nguy cơ bị tàn phế cho bệnh nhân, góp phần đưa người bệnh tái hòa nhập cộng đồng sớm.

    Sở Y tế TP.HCM

    Xem thêm...
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này