SỞ Y TẾ Mô hình “Anglo-American- Australian” trong cấp cứu người bệnh đang chiếm ưu thế - Sở Y Tế HCM

Thảo luận trong 'Tin tức của Sở Y tế' bắt đầu bởi Sở Y tế TP.HCM, 12/7/20.

  1. Sở Y tế TP.HCM

    Sở Y tế TP.HCM Bệnh viện Quận 4
      0/6

    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    0
    [​IMG]

    Hoạt động cấp cứu người bệnh tại bệnh viện và ngoài bệnh viện là một trong 3 nhóm hoạt động chính trong công tác khám, chữa bệnh đã được Sở Y tế TPHCM xác định cần được đầu tư phát triển một cách đồng bộ với 2 nhóm hoạt động còn lại là: nâng cao năng lực khám, chữa bệnh phổ biến cho các bệnh viện quận/huyện và năng lực khám, chữa bệnh chuyên sâu cho các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến cuối cua thành phố; đổi mới hoạt động trạm y tế theo nguyên lý Y học gia đình, triển khai quản lý sức khoẻ người dân, tiến đến lập hồ sơ sức khoẻ điện tử cho mỗi người dân. Hiện nay nguồn nhân lực tham gia hoạt động cấp cứu trong và ngoài bệnh viện của nước ta đang theo mô hình nào so với các nước trên thế giới ?


    Nói đến nhân lực tham gia hoạt động cấp cứu thì không thể không nhắc đến 2 mô hình đang tồn tại tại các nước trên thế giới: (1) Mô hình “Franco-German” tại Pháp, Đức và một số quốc gia ở Châu Âu; (2) Mô hình “Anglo-American- Australian” tại Anh, Mỹ, Úc và một số quốc gia khác tại Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Á, Châu Đại dương.


    Dưới đây là nhận định về nhân lực y tế tham gia công tác cấp cứu người bệnh qua chuyên đề “The Changing Role of the Hospital in European Health Systems” (European Observatory on Health Systems and Policies, 2020):


    Mô hình “Franco-German”: huy động sự tham gia của các bác sĩ trẻ, bác sĩ gia đình và điều dưỡng tham gia cấp cứu ban đầu, sau đó các bác sĩ chuyên khoa cao cấp (senior specialist) từ các khoa nội trú xuống khoa Cấp cứu xem và đánh giá lại bệnh nhân trong hầu hết các trường hợp trước khi bệnh nhân được cho làm các xét nghiệm và điều trị. Tuy nhiên, mô hình bệnh tật đã thay đổi liên quan đến dân số già ngày càng tăng và một bệnh nhân với nhiều bệnh lý phố hợp đã tạo ra những khó khăn thực sự cho mô hình “Franco-German”. Số bệnh nhân mắc các bệnh đơn lẻ chỉ còn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong số bệnh nhân cần nhập viện, vì lý do này, sự phụ thuộc vào các nhóm bác sĩ chuyên khoa truyền thống tại các khoa nội trú của các bệnh viện tham gia cấp cứu ngày càng trở nên không đáp ứng được nhu cầu của bệnh nhân.


    hình “Anglo-American-Australian”: ngược lại với mô hình trên, mô hình này đã phát triển và sử dụng loại hình các bác sĩ chuyên khoa Y học cấp cứu (emergency medicine specialists), theo đó, với mô hình này, chỉ có khoảng 25% bệnh nhân phải chuyển đến các bác sĩ chuyên khoa khác sau khi bệnh nhân đã được đánh giá, điều trị tạm ổn định, làm xét nghiệm và điều trị. Thực tế cho thấy khối lượng công việc đã tăng lên và vượt xa khả năng đáp ứng nhân lực theo mô hình này tại các nước Anh, Ireland và New Zealand. Trước. tình hình này, các nước này đã triển khai các chiến lược khác nhau để sử dụng tốt hơn các loại hình nhân viên y tế khác tham gia công tác cấp cứu, bao gồm chuyên viên cấp cứu ngoài bệnh viện (Paramedic), điều dưỡng cao cấp, học viên thực hành lâm sàng, trợ lý bác sĩ.


    Vai trò của các bác sĩ chuyên khoa Y học cấp cứu (chuyên gia cấp cứu) tại các bệnh viện ở các nước Châu Âu ngày càng được chứng minh tính hiệu quả trong hoạt động cấp cứu tại các bệnh viện, ngoài ra còn góp phần làm giảm tỷ lệ nhập viện không cần thiết. Một yếu tố mang tính quyết định chính là số lượng bác sĩ chuyên khoa Y học cấp cứu thường trực cáp cứu tại bệnh viện trong suốt thời gian 24/7. Tuỳ theo khả năng và đặc điểm riêng của mỗi bệnh viện, các chuyên gia cấp cứu tham gia cấp cứu người bệnh dưới nhiều hình thức khác nhau:


    - Chuyên gia cấp cứu (senior staff) trực tiếp cấp cứu người bệnh

    - Chuyên gia cấp cứu đánh giá nhanh tình trạng người bệnh, lên kế hoạch chăm sóc và giao cho bác sĩ trẻ (junior staff) thực hiện

    - Bác sĩ trẻ tiếp nhận, khám và đánh giá người bệnh lúc vào khoa Cấp cứu, sau đó chuyên gia cấp cứu xem lại trước khi cho nhập viện hoặc xuất viện

    - Bác sĩ trẻ trực tiếp cấp cứu người bệnh, yêu cầu sự giúp đỡ của chuyên gia cấp cứu khi cần.


    Hiện nay, số bác sĩ chuyên khoa Cấp cứu còn rất thiếu tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố, bên cạnh khuyến khích các bệnh viện tạo điều kiện cho các bác sĩ học chuyên khoa Cấp cứu, việc triển khai các khoá đào tạo liên tục từ cấp cứu cơ bản đến cấp cứu chuyên sâu cho các bác sĩ, điều dưỡng, y sĩ đang công tác tại các khoa cấp cứu và các trạm cấp cứu vệ tinh 115 là rất cần thiết và đang được Sở Y tế triển khai.

    Sở Y tế TP.HCM

    Xem thêm...
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này