SỞ Y TẾ Mô hình “bệnh viện tại nhà”, “buồng bệnh ảo” tại các nước Châu Âu - Sở Y Tế HCM

Thảo luận trong 'Tin tức của Sở Y tế' bắt đầu bởi Sở Y tế TP.HCM, 3/12/18.

  1. Sở Y tế TP.HCM

    Sở Y tế TP.HCM Bệnh viện Quận 4
      0/6

    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    0
    [​IMG]

    Tại Châu Âu, vấn đề quá tải bệnh viện không nặng nề như ở nước ta hiện nay, tuy nhiên để giảm gánh nặng chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện, bên cạnh việc tăng cường tiếp cận các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu, loại hình điều trị ban ngày của các bệnh viện, hiện nay tại một số nước đã triển khai nhiều loại hình điều trị mới mà người bệnh không cần phải nằm viện (là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng chi phí y tế). Tại nhiều nước đã thiết lập các trung tâm tiếp nhận cuộc gọi về nhu cầu khám bệnh, tư vấn và hướng dẫn người bệnh đến khám bệnh tại các cơ sở chăm sóc ban đầu thay vì đến thẳng bệnh viện, bên cạnh đó, các bệnh viện tổ chức loại hình chăm sóc bệnh nhân tại nhà thay vì nằm điều trị nội trú trong bệnh viện, thường được nhắc đến là “bệnh viện tại nhà” và “buồng bệnh ảo”.


    Hình thành các trung tâm tiếp nhận cuộc gọi và tư vấn, hướng dẫn người bệnh nơi khám bệnh ban đầu tại các phòng khám bác sĩ gia đình hay bác sĩ thực hành tổng quát (GP) đảm trách thay vì đến bệnh viện:


    Để cải thiện việc tiếp cận các cơ sở chăm sóc ban đầu (bên ngoài bệnh viện) thay vì đến thẳng các phòng khám chuyên khoa của bệnh viện, nhiều nước ở Châu Âu đã đẩy mạnh và đảm bảo sự sẵn có của các cơ sở chăm sóc ban đầu và chăm sóc trong cộng đồng. Người bệnh khi có nhu cầu muốn đi khám bệnh sẽ gọi điện thoại đến các trung tâm để được tư vấn và hướng dẫn nơi khám bệnh phù hợp thay vì đến thẳng các bệnh viện.

    ● Tại Hà Lan, chăm sóc ban đầu ngoài giờ được tổ chức ở cấp độ thành phố tại các phòng khám của bác sĩ gia đình và bác sĩ GP. Những phòng khám này thường nằm gần hoặc trong các bệnh viện để cung cấp dịch vụ chăm sóc ban đầu khẩn cấp qua đêm và phối hợp chặt chẽ với các khoa cấp cứu. Các trợ lý được đào tạo đặc biệt đáp ứng các cuộc gọi điện thoại và thực hiện phân loại và sàng lọc, để giới thiệu đến khám tại các phòng khám của bác sĩ gia đình hoặc giới thiệu đến bệnh viện. Các bác sĩ gia đình được trả lương theo giờ cho hoạt động khám sau giờ làm việc và phải đảm bảo ít nhất 50 giờ làm việc ngoài giờ mỗi năm để duy trì đăng ký thực hành của họ. Tại Hà Lan, có chính sách miễn phí tại các điểm dịch vụ ngoài giờ của bác sĩ gia đình và phải đóng khoản khấu trừ bắt buộc áp dụng cho chăm sóc tại bệnh viện (cấp cứu), bệnh nhân được khuyến khích (có hỗ trợ một phần về chi phí khám bệnh) để chọn các phòng khám GP hoặc bác sĩ gia đình nằm trong các khoa cấp cứu.

    ● Tại Đan Mạch, dịch vụ chăm sóc ngoài giờ được tổ chức theo từng khu vực. Dịch vụ điện thoại theo khu vực, thường được bác sĩ hoặc đôi khi là điều dưỡng đảm trách, sẽ quyết định giới thiệu cho bệnh nhân chọn hình thức khám tại nhà hoặc đến phòng khám ngoài giờ, thường các phòng khám này nằm trong khoa cấp cứu của các bệnh viện. Các bác sĩ gia đình hay bác sĩ GP có thể chọn làm việc nhiều hay ít trong chương trình này và nhận được mức thanh toán cao hơn cho công việc khám ngoài giờ làm việc.


    ● Tại Bồ Đào Nha, năm 2017 đã thiết lập một trung tâm tiếp nhận cuộc gọi hoạt động suốt ngày đêm và cung cấp hướng dẫn cho bệnh nhân dựa trên nhu cầu của họ. Trong số 800.000 cuộc gọi đến trong năm 2017, có 26% trường hợp được tư vấn về tự chăm sóc, 42% được giới thiệu đến bác sĩ để khám bệnh và 24% được chuyển đến các dịch vụ cấp cứu.

    Hình thành và phát triển các loại hình dịch vụ chăm sóc tại nhà thay thế cho loại hình chăm sóc tại bệnh viện, như “bệnh viện tại nhà”, “buồng bệnh ảo”.

    “Buồng bệnh ảo” có nghĩa là thay vì ở lại bệnh viện để tiếp tục điều trị, người bệnh có thể về nhà để tiếp tục điều trị và hồi phục khi tình trạng bệnh đã ổn định, không còn nguy hiểm nữa. Trong thời gian về nhà nằm, các nhân viên y tế vẫn thường xuyên đến thăm và chăm sóc tại nhà như thay băng, chích thuốc, tập vật lý trị liệu hoặc kiểm tra huyết áp. Sử dụng các thiết bị “telehealth” tiên tiến, người bệnh đeo các cảm biến không dây theo dõi các dấu hiệu quan trọng tuỳ theo bệnh lý. Các thiết bị này cung cấp dữ liệu về người bệnh như huyết áp, mức đường trong máu, nồng độ oxy trong máu, nhịp tim và thậm chí cân nặng không dây dựa trên đám mây, và sẽ đưa ra cảnh báo nguy cơ bị một sự kiện nghiêm trọng về sức khỏe, chẳng hạn như cơn đau tim, khi đó một nhóm nhân viên y tế của bệnh viện sẽ khẩn cấp đến nhà của người bệnh để can thiệp.

    ● Tại Anh, từ năm 2005 “các buồng bệnh ảo” (“virtual wards”) đã được thiết lập ở một số vùng của nước này để cung cấp dịch vụ chăm sóc tại nhà cho những người mới xuất viện hoặc có nguy cơ cao tái nhập viện. Việc chăm sóc được cung cấp thông qua các nhóm chăm sóc đa chuyên khoa. Bằng chứng đã cho thấy rằng những “buồng bệnh ảo” này đã giảm tái nhập viện không mong muốn và làm giảm thời gian nằm viện cho các bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao nhất.

    ● Tại Pháp, mô hình “bệnh viện tại nhà” (“hospital at home”), do các bệnh viện chịu trách nhiệm tổ chức từ nguồn kinh phí của bệnh viện, mô hình này cung cấp cho bệnh nhân tùy chọn loại hình dịch vụ chăm sóc tại nhà nếu thoả một số điều kiện nhất định. Trong năm 2016, hơn 100.000 bệnh nhân ở Pháp đã được điều trị trong một chương trình "bệnh viện tại nhà", tương đương với 175.000 lượt nhập viện, tăng 8% so với năm 2015.

    Theo nhận định của TCYTTG khu vực Châu Âu, có 3 nguyên nhân chính gây ra lãng phí trong chi tiêu cho y tế, bao gồm:

    (1) Lãng phí chi tiêu cho y tế xảy ra khi bệnh nhân nhận được các xét nghiệm hoặc điều trị không cần thiết hoặc khi việc chăm sóc có thể được cung cấp với tài nguyên ít tốn kém hơn. Bằng chứng từ các quốc gia khác nhau cho thấy rằng 1/5 chi tiêu y tế là lãng phí và có thể được giảm thấp hơn hoặc loại bỏ mà không làm giảm chất lượng chăm sóc. Giảm chi tiêu lãng phí không chỉ góp phần vào khả năng phục hồi hệ thống y tế, mà còn giúp đạt được và duy trì khả năng tiếp cận phổ cập các dịch vụ chăm sóc hiệu quả.

    (2) Lãng phí chi tiêu cho y tế xảy ra khi bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính không lây nhiễm được chỉ định nhập viện để điều trị thay vì sẽ được quản lý và chăm sóc tốt hơn trong cộng đồng. Việc quản lý tốt các bệnh mạn tính trong môi trường cộng đồng có thể tiết kiệm được 37 triệu ngày điều trị nội trú mỗi năm trên toàn Châu Âu. Trì hoãn xuất viện không cần thiết cũng làm tăng chi phí điều trị tại bệnh viện.

    (3) Lãng phí chi tiêu cho y tế xảy ra khi chưa tối ưu hóa được giá trị thu được từ việc sử dụng thuốc, vấn đề này đóng vai trò rất quan trọng để đạt được các hệ thống y tế hiệu quả và bền vững. Sự kết hợp các đòn bẩy chính sách có thể hỗ trợ mục tiêu này, bao gồm: (a) Đảm bảo giá trị so với chi phí trong việc lựa chọn và sử dụng những thuốc mới thông qua đánh giá công nghệ y tế (Health Technology Assessment - HTA); (b) Khai thác tiềm năng tiết kiệm khi sử dụng thuốc generics và tương đương sinh học; (c) Kê đơn hợp lý; và (d) Cải thiện sự tuân thủ của người bệnh.

    SỞ Y TẾ TP.HCM

    Xem thêm...
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này