SỞ Y TẾ Mô hình “Paramedicine” lấp các khoảng trống trong cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ người dân - Sở Y Tế HCM

Thảo luận trong 'Tin tức của Sở Y tế' bắt đầu bởi Sở Y tế TP.HCM, 1/1/19.

  1. Sở Y tế TP.HCM

    Sở Y tế TP.HCM Bệnh viện Quận 4
      0/6

    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    0
    [​IMG]

    Nhận định tại sao có hiện tượng sử dụng quá mức dịch vụ cấp cứu tại các bệnh viện tại các nước trong khu vực, các chuyên gia y tế cho rằng do vẫn còn đó những khoảng trống trong hệ thống phân phối các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ trong cộng đồng, bao gồm thiếu các cơ sở chăm sóc ban đầu, thiếu hỗ trợ sức khoẻ hành vi và mạng lưới cấp cứu còn bị phân mảnh. Để giải quyết khoảng trống này, hiện nay, tại Mỹ, Anh, Úc và một số nước phát triển đã triển khai một loại hình mới cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, còn gọi là “Paramedicine”.


    Với tiêu đề “Do Hospitals Still Make Sense? The Case for Decentralization of Health Care”, các tác giả Jennifer L. Wiler, MD, MBA, Nir J. Harish, MD, MBA & Richard D. Zane, MD, FAAEM của Đại học University of Colorado School of Medicine đã giới thiệu một mô hình cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ trong cộng đồng, gọi là Paramedicine.



    Với mô hình này, người dân sẽ được nhân viên y tế sẽ cung cấp các dịch vụ y tế khẩn cấp (trong trường hợp cần can thiệp cấp cứu) và chăm sóc điều trị ngoại trú (đối với các bệnh lý phổ biến trong cộng đồng). Chức năng chính của mô hình này là cung cấp các dịch vụ lâm sàng cần thiết ngay tại cộng đồng, thay vì người dân phải đi đến các phòng khám, các bệnh viện để được chăm sóc.



    Tại Mỹ, mô hình Paramedicine đã làm giảm từ 14-27% số lần nhập khoa Cấp cứu của các bệnh viện và tiết kiệm lên đến 4,4 tỷ đô-la hàng năm cho chi tiêu y tế. Tại trường Đại học Sức khoẻ Colorado, một đơn vị đột quỵ di động được thành lập và đi vào hoạt động (Mobile Stroke Unit - MSU). Đơn vị này trực tiếp đến nhà bệnh nhân trên một xe cứu thương chuyên dụng được trang bị máy chụp CT cỡ nhỏ có khả năng kiểm tra và chẩn đoán chính xác, nhân viên y tế thuộc đơn vị di động dễ dàng tiếp cận chăm sóc ảo đến một chuyên gia đột quỵ, do đó cho phép chẩn đoán từ xa nhanh chóng và điều trị tan huyết khối. Mặc dù còn sớm, tổng hợp dữ liệu từ các đơn vị tương tự đã chỉ ra rằng thời gian để làm tan huyết khối được rút ngắn trên 50%, không có sự khác biệt về kết quả bất lợi.



    Theo các chuyên gia y tế, việc xây dựng thêm bệnh viện, thậm chí bệnh viện quy mô lớn trên 1.000 giường, vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho người dân và làm gia tăng chi tiêu cho y tế, thay vào đó là phát triển thêm mạng lưới y tế cơ sở, bao gồm các cơ sở chăm sóc ban đầu và tư vấn hành vi sức khoẻ, và mô hình Paramedicine.



    Như vậy, bên cạnh hoạt động sơ, cấp cứu và vận chuyển người bệnh về bệnh viện để can thiệp điều trị (Paramedics), mô hình Paramedicine (còn gọi là Community Paramedic) còn cung ứng các dịch vụ lâm sàng trong chẩn đoán và can thiệp điều trị tại nhà thay vì người bệnh phải đến các bệnh viện. Tuy nhiên, mặc dù đã có sự công nhận về tiềm năng, mô hình này vẫn cần thêm các nghiên cứu để đánh giá hiệu quả thật sự của nó.

    SỞ Y TẾ TP.HCM

    Xem thêm...
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này