SỞ Y TẾ Nhà quản lý bệnh viện với những hành động cụ thể tương ứng với năng lực cần có - Sở Y Tế HCM

Thảo luận trong 'Tin tức của Sở Y tế' bắt đầu bởi Sở Y tế TP.HCM, 14/11/18.

  1. Sở Y tế TP.HCM

    Sở Y tế TP.HCM Bệnh viện Quận 4
      0/6

    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    0
    Theo khung hành động của TCYTTG nhằm đảm bảo vai trò quan trọng của các bệnh viện trong hệ thống y tế trước những thách thức mới hướng đến bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân, 7 năng lực cần thiết của một nhà quản lý bệnh viện là: (1) Năng lực lãnh đạo – giữ vị trí trung tâm, (2) Năng lực lập kế hoạch và vận hành, (3) Năng lực quản lý tài chính, (4) Năng lực quản lý chất lượng và an toàn cho bệnh nhân, (5) Năng lực quản lý nguồn nhân lực, (6) Năng lực quản lý thông tin, và (7) Năng lực quan hệ đối tác và quản lý quan hệ cộng đồng.

    [​IMG]

    7 nhóm năng lực cần có của nhà quản lý bệnh viện trước những thách thức mới trong tình hình mới (TCYTTG, 2018)



    Tương ứng với mỗi nhóm năng lực cần có của nhà quản lý bệnh viện, các chuyên gia về quản lý y tế của TCYTTG đề xuất những năng lực cụ thể và các hành động tương ứng nhằm giúp cho các nhà quản lý bệnh viện thuộc các nước trong khu vực Tây Thái Bình dương tham khảo và có kế hoạch phấn đấu và hoàn thiện.



    1) Về năng lực lãnh đạo:

    Lãnh đạo hiệu quả có thể ảnh hưởng đến hành vi và văn hóa của cả một tổ chức thông qua cam kết, khuyến khích và mô hình hóa các hành vi thích hợp.

    [​IMG]


    2) Về năng lực lập kế hoạch và vận hành:

    Các kỹ năng quản lý rất quan trọng cho vận hành thành công một bệnh viện. Quản lý không hiệu quả có thể thỏa hiệp với chất lượng và an toàn người bệnh và làm trầm trọng thêm hiệu quả hoạt động, mất doanh thu, cung ứng dịch vụ chậm trễ và sự không hài lòng của người bệnh.

    [​IMG]



    3) Về năng lực quản lý tài chính:

    Trong hoàn cảnh hạn chế về nguồn thu của bệnh viện, các nhà quản lý bệnh viện cần có khả năng kiểm soát chi phí thông qua việc sử dụng chiến lược sử dụng nguồn lực sẵn có và hiệu quả hoạt động.

    [​IMG]



    4) Về năng lực quản lý chất lượng và an toàn người bệnh:

    Chất lượng dịch vụ và an toàn người bệnh là nền tảng cho một bệnh viện có hiệu quả cao. Cải thiện chất lượng và an toàn đòi hỏi cách tiếp cận cải tiến chất lượng liên tục để đánh giá thực tiễn hiện tại, tránh rủi ro liên quan đến pháp lý và cải thiện hệ thống và các quy trình hướng tới kết quả mong muốn.

    [​IMG]



    5) Về năng lực quản lý nguồn nhân lực:

    Bệnh viện phải tuyển dụng và giữ chân các nhân viên có năng lực có thể làm việc trong các nhóm đa lĩnh vực để cung cấp dịch vụ chăm sóc công bằng, lấy con người làm trung tâm.

    [​IMG]


    6) Về năng lực quản lý thông tin:

    Điều quan trọng là nhà quản lý phải biết được bệnh viện có đạt được mục tiêu cung ứng các dịch vụ y tế có chất lượng tốt, an toàn và công bằng hay không. Bệnh viện phân bổ nguồn lực để xây dựng và duy trì cơ sở hạ tầng và nhân lực để tạo ra và sử dụng thông tin về các khía cạnh quan trọng trong hoạt động của bệnh viện. Thông tin cần lưu thông theo nhiều hướng - bao gồm từ dưới lên trên, với phản hồi theo hướng ngược lại, để thúc đẩy việc ra quyết định của các nhà cung cấp dị ch vụ của bệnh viện và bệnh nhân.

    [​IMG]


    7) Về năng lực quan hệ đối tác và quản lý các mối quan hệ với cộng đồng:

    Bệnh viện là các tổ chức xã hội, trong đó người dân đạt niềm tin của họ vào bệnh viện. Nhận thức tốt của cộng đồng về các dịch vụ của bệnh viện có thể tạo nên thương hiệu cho bệnh viện. Tăng cường sự gắn kết của người bệnh, cộng đồng và các bên liên quan khác có thể cải thiện hiệu quả của bệnh viện cũng như danh tiếng của bệnh viện hoặc chổ đứng vững chắc trong cộng đồng.

    [​IMG]



    SỞ Y TẾ TP.HCM

    Xem thêm...
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này