SỞ Y TẾ Nhân Ngày Quốc tế Điều dưỡng (12/05/2019): Điều dưỡng vẫn là đối tượng dễ mắc hội chứng “burnout” do đặc thù của tính chất nghề nghiệp - Sở Y Tế HCM

Thảo luận trong 'Tin tức của Sở Y tế' bắt đầu bởi Sở Y tế TP.HCM, 11/5/19.

  1. Sở Y tế TP.HCM

    Sở Y tế TP.HCM Bệnh viện Quận 4
      0/6

    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    0
    [​IMG]

    Hội chứng “burnout là gì ?

    Hội chứng “burnout” xuất hiện ở các thầy thuốc lần đầu tiên được mô tả vào năm 1974 bởi chuyên gia tâm lý học người Mỹ Herbert Freudenberger. Hội chứng này có thể xảy ra ở nhân viên trong mọi lĩnh vực, nhưng hay gặp nhất là những người làm việc trong môi trường có mối liên quan mật thiết giữa người với người, như giáo viên, nhân viên xã hội, nhân viên cảnh sát và nhất là nhân viên y tế, trong đó, điều dưỡng là loại hình nhân viên y tế có tỷ lệ bị hội chứng burnout cao nhất.

    Hội chứng burnout là một hội chứng liên quan đến công việc rất đặc thù của những người công tác trong ngành y tế, nhất là các bác sĩ và điều dưỡng, những người trực tiếp tham gia hoạt động khám, chữa bệnh tại các bệnh viện. Biểu hiện của hội chứng “Burnout” bao gồm 3 dấu hiệu chính: (1) Kiệt sức, cả về thể chất lẫn tinh thần, (2) Hoài nghi, không còn tin vào ai, không tin vào cả bản thân mình, (3) Hiệu quả công việc giảm sút rõ rệt.

    Tỷ lệ bị hội chứng “burnout” ở người điều dưỡng ?

    Các công trình nghiên cứu tại Mỹ cho thấy mức độ nghiêm trọng của hội chứng burnout thay đổi theo các loại hình nhân viên y tế. Theo đó, điều dưỡng bị hội chứng burnout chiếm tỉ lệ cao nhất trong tất cả loại hình nhân viên y tế, cao nhất là điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân (78%), kế đến là điều dưỡng điều trị và nữ hộ sinh (64%), kế đến là các nhà quản lý lâm sàng (56%), nhà quản lý bệnh viện (42%).

    Nguyên nhân của hội chứng “burnout” ở người điều dưỡng ?

    Các nguyên nhân dẫn đến hội chứng burnout ở người điều dưỡng thường là những vấn đề liên quan đến công việc đặc thù của người điều dưỡng:

    1) Người làm công tác điều dưỡng thường phải chứng kiến và đối phó với cái chết một cách thường xuyên, bị căng thẳng về cảm xúc khi mất bệnh nhân và giúp đỡ các thành viên gia đình bị đau buồn do mất mát người thân.

    2) Điều dưỡng làm việc với ca trực kéo dài từ 12 giờ trở lên thường dẫn đến tình trạng kiệt sức và căng thẳng so với những ca trực kéo dài 8 giờ.

    3) Nguyên nhân khác gây ra hội chứng burnout ở điều dưỡng nhưng ít gặp hơn đó là liên quan đến tính cách cá nhân hơn là môi trường công việc. Thường thì người điều dưỡng phải làm việc với những người khác theo mô hình phối hợp. Đối với một số người, việc thiếu quyết định độc lập này và luôn chịu áp lực của những người làm công tác quản lý nhằm đáp ứng kỳ vọng xã hội dẫn đến kiệt sức về tinh thần.

    Nguy cơ làm cho người điều dưỡng dễ bị hội chứng “burnout” ?

    Theo trải nghiệm của các điều dưỡng tại Mỹ, khi rơi vào 1 trong 7 tình huống dưới đây thì xem như người điều dưỡng đó có nguy cơ bị hội chứng burnout:

    1) Điều dưỡng thuộc phái nữ, phụ nữ có xu hướng lo lắng cao hơn và có nhiều trách nhiệm hơn ở nhà và tại nơi làm việc nên dễ bị rơi vào tinh trạng kiệt sức về tinh thần.

    2) Điều dưỡng làm việc tại các khoa có môi trường làm việc căng thẳng như khoa Hồi sức tích cực, khoa Cấp cứu hoặc khoa Chấn thương,… thường bị gánh nặng cảm xúc mãnh liệt kéo dài.

    3) Điều dưỡng nữ độc thân hoặc đã ly dị.

    4) Điều dưỡng không có đời sống tâm linh.

    5) Điều dưỡng có bằng trung học, dễ bị ức chế tâm lý khi so sánh với điều dưỡng đã có bằng cử nhân.

    6) Điều dưỡng làm việc toàn thời gian tại giường bệnh, môi trường làm việc càng gần bệnh nhân càng có nhiều nguy cơ dễ bị hội chứng burnout.

    7) Điều dưỡng mới tốt nghiệp, có nguy cơ bị hội chứng burnout cao hơn bất kỳ vị trí nào khác trong chăm sóc sức khỏe.

    Làm thế nào để chữa trị khi người điều dưỡng bị hội chứng “burnout” ?

    Cũng như nhiều mối quan tâm khác về sức khỏe, cách tốt nhất để chống lại hội chứng burnout là nhận ra các dấu hiệu cảnh báo, các triệu chứng của hội chứng burnout và tìm sự can thiệp càng sớm càng tốt.

    Mặc dù hội chứng burnout có thể được can thiệp điều trị tích cực, nhưng ngăn chặn nó ngay từ đầu là tốt nhất. Thay đổi toàn bộ môi trường làm việc không phải là điều dễ thực hiện, nếu không nói là không thể, nhưng người bị hội chứng burnout có thể thực hiện một số bước để bảo vệ sức khỏe tinh thần của họ, theo theo cách sắp xếp riêng của mỗi người.

    Bệnh viện nên cung cấp chương trình hỗ trợ sức khoẻ cho nhân viên, nhất là điều dưỡng bị hội chứng burnout, như cung cấp dịch vụ tư vấn của các chuyên gia tâm lý và thần kinh qua điện thoại miễn phí hoặc các hình thức hỗ trợ tự quản lý căng thẳng và hỗ trợ tự chăm sóc khác, và hỗ trợ trị liệu.

    Có lẽ phương pháp tốt nhất để giảm căng thẳng liên quan đến công việc là điều chỉnh hành vi bên ngoài công việc bằng cách giữ cho cuộc sống nghề nghiệp và cuộc sống gia đình của bạn tách biệt nhau và tránh vướng vào các vấn đề công việc khi ở nhà giúp dễ dàng thư giãn hơn.

    Nên dành thời gian cho việc tự chăm sóc bản thân bằng cách duy trì chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục và nghỉ ngơi đầy đủ. Tận hưởng sở thích và đầu tư vào các kỹ thuật thư giãn như thiền hoặc viết nhật ký cũng là những cách tuyệt vời để giảm căng thẳng.

    SỞ Y TẾ TP.HCM

    Xem thêm...
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này