SỞ Y TẾ Nhiều thách thức khi chuyển sang cơ chế tự chủ của bệnh viện công lập tại các nước đang phát triển - Sở Y Tế HCM

Thảo luận trong 'Tin tức của Sở Y tế' bắt đầu bởi Sở Y tế TP.HCM, 29/8/19.

  1. Sở Y tế TP.HCM

    Sở Y tế TP.HCM Bệnh viện Quận 4
      0/6

    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    0
    Tổng cộng có 32 công trình nghiên cứu tại 19 nước đang phát triển được các tác giả chọn vào nghiên cứu đánh giá hệ thống về hiệu quả khi chuyển sang cơ chế tự chủ của các bệnh viện công lập qua chuyên đề “A holistic view on implementing hospital autonomy reforms in developing countries: a systematic review” được đăng trên tạp chí Health Policy and Planning, 2018.


    [​IMG]

    Các công trình nghiên cứu về tự chủ bệnh viện tại các nước đang phát triển được nhóm tác giả chọn vào lô nghiên cứu, Việt Nam có 4 công trình



    Theo các tác giả, lý do chính làm các nước đang phát triển phải chuyển đổi các bệnh viện công lập sang cơ chế tự chủ bao gồm: phương thức quản lý quan liêu truyền thống đã không khuyến khích các nhà quản lý bệnh viện nỗ lực cải thiện hiệu quả hoạt động của bệnh viện, dẫn đến việc sử dụng quá nhiều tài nguyên nhưng không đạt hiệu quả mong muốn, tham nhũng, người bệnh và nhân viên y tế không hài lòng, chất lượng và hiệu quả trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe không như mong đợi. Mô hình quản lý mới theo phương thức tự chủ bệnh viện được xem như một giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của các bệnh viện.


    Tự chủ bệnh viện đòi hỏi phải đổi mới mối quan hệ giữa nhà nước và các nhà cung cấp dịch vụ, đòi hỏi một sự thay đổi từ quản lý tập trung sang hình thành các tổ chức cung cấp dịch vụ độc lập trong khi nhà nước vẫn giữ quyền sở hữu công cộng và cơ cấu trách nhiệm nhưng trao quyền quyết định cho đội ngũ quản lý bệnh viện.


    Cải cách cấu trúc trong quản trị bệnh viện và thực hiện quyền tự chủ bệnh viện lần đầu tiên được giới thiệu ở các nước phát triển như Pháp, Hà Lan, Ý, New Zealand, Anh và Mỹ, và đã được khởi xướng tại các bệnh viện công lập của các nước đang phát triển như Ghana, Ấn Độ, Indonesia, Uganda, Zambia và Kenya từ năm 1980. Tuy nghiên, Ngân hàng Thế giới đã cảnh báo việc thực hiện thành công của công cuộc đổi mới phương thức quản lý bệnh viện này ở các nước phát triển không có nghĩa là đảm bảo thành công ở các nước đang phát triển, do có sự khác biệt về điều kiện kinh tế và hệ thống y tế.


    Nhóm tác giả đã chỉ ra 7 nhóm thách thức khác nhau khi thực hiện tự chủ bệnh viện ở các nước đang phát triển:


    Nhóm 1: Thiếu cơ sở hạ tầng

    a. Sự chuẩn bị và tham gia của các bên liên quan kém: một trong những yếu tố chính được đề cập trong 8 công trình nghiên cứu được xem xét là năng lực quản lý và năng lực của nhân viên bệnh viện còn thấp khi thực hiện tự chủ.

    b. Thiếu các quy định pháp luật cho hoạt động tự chủ: kết quả của 5 nghiên cứu cho thấy thiếu các hướng dẫn, quy tắc và quy định cần thiết để thực hiện tự chủ bệnh viện

    c. Các yếu tố liên quan đến cơ sở hạ tầng khác: thiếu hỗ trợ về văn hóa, pháp lý và thông tin để thực hiện tự chủ bệnh viện, các nguồn lực của bệnh viện còn hạn chế và thiếu bảo hiểm y tế toàn dân.


    Nhóm 2: Điểm yếu trong cơ chế trách nhiệm


    Những thách thức trong nhóm này bao gồm thiếu các kênh trách nhiệm rõ ràng giữa bệnh viện và Bộ Y tế, sự phân tách quyền sở hữu và quyền quản trị bệnh viện không phù hợp, thiếu sự tham gia của các bên liên quan, và các cơ chế trách nhiệm giải trình còn yếu đối với chất lượng và an toàn của dịch vụ mà bệnh viện cung cấp. Lỗ hổng trong hệ thống trách nhiệm có thể dẫn đến sự thiếu cạnh tranh giữa các bệnh viện trong cung cấp các dịch vụ hiệu quả, hợp lý.


    Nhóm 3: Hậu quả không lường trước


    Việc thực hiện chuyển đổi sang cơ chế tự chủ của bệnh viện dẫn đến khuynh hướng bệnh viện phải tìm kiếm thêm doanh thu, dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực thấp hơn, chức năng xã hội của bệnh viện bị giảm sút, khuynh hướng cung cấp các dịch vụ cao và xem nhẹ các dịch vụ cơ bản. Mặt khác, một số nghiên cứu nhấn mạnh các cơ chế phân bổ vốn cho các bệnh viện công cũng góp phần tạo ra những thay đổi hành vi này.


    Nhóm 4: Năng lực kiểm soát chương trình kém với những hậu quả của nó



    Nhóm 5: Thiếu kế hoạch thích hợp để thực hiện đổi mới quản trị bệnh viện


    Nhóm 6: Hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển bệnh viện không toàn diện


    Nhóm 7: Quyền quyết định hạn chế trong các lĩnh vực như quản lý nguồn nhân lực, quản lý tài chính và mua sắm



    [​IMG]

    Những thách thức trong việc thực hiện tự chủ bệnh viện ở các nước đang phát triển và tần suất tương đối



    Đánh giá về hiệu quả của tự chủ bệnh viện, các tác giả đưa ra 6 chủ đề chính:


    1. Hiệu quả của cải cách tự chủ của bệnh viện đối với chất lượng chăm sóc:



    Có những kết quả trái ngược nhau về chất lượng chăm sóc. Sự hài lòng của người bệnh là một trong những yếu tố được xác định trong lĩnh vực này và các nghiên cứu cho thấy mức độ hài lòng của bệnh nhân khác nhau. 2 nghiên cứu về các bệnh viện Indonesia đã báo cáo có sự cải thiện về hài lòng của người bệnh, trong khi 1 nghiên cứu về các bệnh viện Trung Quốc cho thấy ngược lại, và 1 nghiên cứu ở Columbia đã không tìm thấy ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng của người bệnh.


    Hơn nữa, tự chủ bệnh viện đã làm tăng khả năng của bệnh viện, tác động đến sự tiếp cận và sử dụng thuốc hợp lý. Chỉ có 2 nghiên cứu, tại Việt Nam và Afghanistan đề cập đến ảnh hưởng của tự chủ bệnh viện đối với tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong. Ở Việt Nam, tự chủ bệnh viện không có ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ tử vong của người bệnh tại bệnh viện, trong khi 1 nghiên cứu khác ở Afghanistan cho thấy tự chủ bệnh viện làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong của bệnh viện do tăng khả năng kiểm soát nhiễm trùng bệnh viện.


    Một nghiên cứu về ảnh hưởng của tự chủ bệnh viện đối với chất lượng dịch vụ ở Columbia cho thấy rằng không có ảnh hưởng ngắn hạn đáng kể đến chất lượng chăm sóc. Một nghiên cứu khác tại Ấn Độ cho thấy cải thiện khả năng tiếp cận với dịch vụ chăm sóc có chất lượng. Cuối cùng, đổi mới tự chủ bệnh viện đã làm cải thiện chất lượng các dịch vụ hỗ trợ tại bệnh viện (như bảo trì tòa nhà và thiết bị, dịch vụ khách hàng) ở Trung Quốc, Kenya, Việt Nam, Ấn Độ và Afghanistan.


    2. Hiệu quả của tự chủ bệnh viện đối với các chỉ số quản lý bệnh viện:



    Hai nghiên cứu ở Indonesia đã chỉ ra rằng tự chủ bệnh viện không có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả. Ngoài ra, 2 nghiên cứu tại Kenya và Columbia đã tìm thấy những cải thiện về hiệu quả kỹ thuật và năng suất. Về công suất sử dụng giường, cho thấy sự gia tăng tỷ lệ lấp đầy giường ở Kenya và Columbia, trong khi không có thay đổi nào đáng kể ở Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam, và giảm ở Indonesia.


    Một chỉ tiêu khác đã được đánh giá là thời gian nằm viện. Các nghiên cứu ở Indonesia và Việt Nam đã cho thấy thời gian nằm viện ngắn hơn, trong khi ở Kenya cho thấy thời gian nằm viện trung bình dài hơn.


    3. Hiệu quả của tự chủ bệnh viện đối với loại và số lượng dịch vụ được cung cấp trong bệnh viện:



    Các nghiên cứu được thực hiện tại các bệnh viện ở Việt Nam, Indonesia, Uganda và Zambia cho thấy tự chủ bệnh viện đã dẫn đến việc định hình lại chất lượng dịch vụ dựa trên khả năng chi trả của người bệnh. Các nghiên cứu ở Việt Nam, Trung Quốc và Columbia cho thấy sự gia tăng số lượng dịch vụ chẩn đoán sau khi triển khai tự chủ bệnh viện, còn tại Pakistan cho thấy dẫn đến việc không có sẵn các loại thuốc thiết yếu. Các nghiên cứu ở 6 quốc gia cho thấy quyền tự chủ của bệnh viện đã dẫn đến việc tăng cường chăm sóc đặc biệt và cung cấp các dịch vụ chuyên biệt có nguồn thu tốt hơn, bỏ qua các dịch vụ cơ bản và xem nhẹ chăm sóc ngoại trú. Hơn nữa, tự chủ đã làm tăng khối lượng hoạt động và thủ thuật của bệnh viện.


    4. Hiệu quả của tự chủ bệnh viện đối với chức năng xã hội của bệnh viện:



    Một trong những tác động quan trọng nhất của tự chủ bệnh viện là làm giảm chức năng xã hội của bệnh viện, được rút ra từ 3 công trình nghiên cứu. Ngoài ra, quyền tự chủ của bệnh viện đã dẫn đến sự gia tăng chi phí mua sắm.


    5. Hiệu quả của tự chủ bệnh viện đối với việc quản lý tài chính trong bệnh viện:



    Kết quả nghiên cứu về quyền tự chủ của bệnh viện ở Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Việt Nam, Ấn Độ và Trung Quốc cho thấy sự gia tăng doanh thu của các bệnh viện là kết quả của cải cách tự chủ của bệnh viện. Những khoản thu này có được thông qua việc huy động vốn từ đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau, từ nguồn thu qua hoạt động khám, chữa bệnh.


    Mặt khác, một số nghiên cứu được xem xét cho thấy tự chủ làm tăng chi phí bệnh viện. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác chỉ ra rằng tự chủ của bệnh viện giúp giảm chi phí vận hành, không ảnh hưởng đến tổng chi phí và tăng kiểm soát chi phí.


    6. Hiệu quả của tự chủ bệnh viện đối với cá nhân:



    Tác động của tự chủ bệnh viện đối với cá nhân có thể được chia thành hai loại: tác động đối với nhân viên bệnh viện và ảnh hưởng đối với bệnh nhân và hộ gia đình. Tự chủ của bệnh viện đã dẫn đến những cải tiến về nguồn nhân lực, bao gồm cải thiện động lực, thu nhập, đào tạo và kỹ năng. Tuy nhiên, những dẫn đến sự gia tăng chi phí gia đình, chi trả trực tiếp từ tiền túi nếu BHYT chưa bao phủ toàn dân.


    Khuyến nghị để cải thiện việc thực hiện tự chủ bệnh viện:



    Hầu hết các nghiên cứu được đánh giá đã đưa ra các khuyến nghị tập trung trong 3 lĩnh vực chính: cải thiện cơ sở hạ tầng, quản lý nguồn nhân lực và cải thiện các cơ chế trách nhiệm.

    SỞ Y TẾ TP.HCM

    Xem thêm...
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này