SỞ Y TẾ Những việc cần làm để tăng khả năng thành công khi chuyển đổi các bệnh viện công lập sang cơ chế tự chủ tại các nước đang phát triển - Sở Y Tế HCM

Thảo luận trong 'Tin tức của Sở Y tế' bắt đầu bởi Sở Y tế TP.HCM, 1/9/19.

  1. Sở Y tế TP.HCM

    Sở Y tế TP.HCM Bệnh viện Quận 4
      0/6

    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    0
    [​IMG]

    Nhận định của nhóm nghiên cứu về kết quả tự chủ bệnh viện tại các nước đang phát triển:


    Mục tiêu chính của các nước khi chuyển sang cơ chế tự chủ của các bệnh viện công lập phải đảm bảo sự đồng bộ của các yêu cầu về hiệu quả, chất lượng và trách nhiệm của bệnh viện công đối với sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ của người dân mà đích cuối cùng đó là bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân. Trong đó, không thể không nhắc đến mục tiêu làm giảm gánh nặng ngân sách nhà nước cho các bệnh viện công, theo nhóm tác giả, đây cũng là lý do chính khi chuyển đổi các bệnh viện công lập sang cơ chế tự chủ tại các nước đang phát triển, kế đến là tư nhân hoá cung ứng dịch vụ công, phân cấp quản lý và cải thiện trách nhiệm.


    Để chuẩn bị cho việc chuyển đổi này, các quốc gia đã tính đến nhiều biện pháp can thiệp có liên quan đến hoạt động của bệnh viện như: bảo hiểm y tế, quản trị bệnh viện, hoạch định chính sách và các quy định pháp luật. Tuy nhiên, nhiều nước đã phải đối mặt với những thách thức như thiếu các tiêu chuẩn và quy tắc phù hợp để phân bổ các khoản trợ cấp của nhà nước cho các bệnh viện công khi đã chuyển sang cơ chế tự chủ, thiếu sự kiểm soát thích hợp đối với các hoạt động có lợi nhuận của các bệnh viện và không thể duy trì một mức độ cung ứng các dịch vụ thiết yếu và đầu ra nhất định.


    Kết quả cho thấy các sản phẩm tự chủ bệnh viện đã rất hạn chế và không như mong đợi và đã đưa đến một số hậu quả, bao gồm sự gia tăng không kiểm soát được trong việc cung cấp dịch vụ chi phí cao, dịch vụ có lợi nhuận, lạm dụng các dịch vụ chẩn đoán, nhu cầu do nhà cung cấp (chứ không phải từ khách hàng), các vấn đề liên quan đến mua sắm tại các bệnh viện (cần thiết hoặc không cần thiết), và chi phí và doanh thu chung của bệnh viện. Những kết quả này cũng đã làm tăng gia tăng chi phí cho người bệnh và gây áp lực tài chính lớn hơn cho chính bản thân người bệnh và gia đình người bệnh. Do đó, theo các tác giả, có thể lập luận rằng, tự chủ bệnh viện ở các nước đang phát triển đã tương đối không thành công trong việc đạt được mục tiêu theo mong đợi, làm giảm sự bảo vệ tài chính và tăng sự phụ thuộc vào phí sử dụng thay vì quỹ chung, giảm quyền tiếp cận vào các gói y tế cơ bản và tạo ra sự bất công trong việc tiếp cận các dịch vụ có chất lượng . Do đó, đã gây nguy hiểm cho tiến trình hướng đến mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân.


    Hai lý do chính cho sự thất bại khi chuyển sang tự chủ bệnh viện:


    (1) Thiếu một cái nhìn toàn diện và có hệ thống khi chuyển đổi các bệnh viện sang cơ chế tự chủ, dẫn đến việc không có sự chuẩn bị các cơ sở hạ tầng cơ bản cần thiết khi chuyển sang cơ chế tự chủ.


    (2) Thực hiện không đầy đủ hoặc kém hiệu quả các chức năng khác nhau của một bệnh viện công lập khi chuyển sang cơ chế tự chủ, trong đó phải kể đến chức năng xã hội kém, giảm khả năng tiếp cận của người bệnh và khả năng cao hơn làm các hộ gia đình phải đối mặt với chi tiêu y tế gia tăng.


    Những khuyến nghị của nhóm nghiên cứu làm tăng khả năng thành công khi chuyển đổi sang tự chủ bệnh viện:


    Một nghiên cứu về cải cách tự chủ bệnh viện ở các nước đang phát triển cho thấy hiệu quả kém của các quốc gia này trong việc lập kế hoạch và chuẩn bị cho việc thực hiện chuyển đổi sang cơ chế tự chủ. Trên thực tế, với sự gia tăng sức mạnh và khả năng cạnh tranh, cần phải tạo ra các cơ chế điều chỉnh và các quy định pháp luật nhằm ngăn chặn áp lực đối với các bên liên quan. Ở hầu hết các nước Châu Âu, tài trợ của nhà nước sau khi tự chủ thường được thực hiện thông qua thuế và các quỹ ốm đau. Trên thực tế, các bệnh viện phải được tài trợ thông qua bảo hiểm y tế và thuế thay vì thanh toán bằng tiền túi để tránh gánh nặng tài chính cho người bệnh và cho phép quản lý thanh toán cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, nghiên cứu hiện tại cho thấy các nước đang phát triển chủ yếu dựa vào các khoản chi trả ngoài túi, điều này có thể gây bất lợi nghiêm trọng cho người tiêu dùng. Ngoài ra, mục đích của sáng kiến tự chủ bệnh viện là khuyến khích các bệnh viện ít nhất một phần dựa vào doanh thu được tạo ra nhưng kết quả cho thấy các quỹ của chính phủ vẫn là một trong những cách tài trợ chính cho các bệnh viện ở các nước đang phát triển.


    Do đó, các nước đang phát triển bắt buộc phải sửa đổi hệ thống tài chính y tế, bao gồm thu thập, tổng hợp và phân bổ nguồn lực, cải thiện cấu trúc bảo hiểm y tế và xác định chính sách tài chính để bảo vệ dân số dễ bị tổn thương, thiết lập các cơ chế để loại bỏ cơ chế thanh toán trực tiếp từ tiền túi của người bệnh và cải cách hệ thống thanh toán của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe,… trước khi bắt đầu chuyển đổi sang cơ chế tự chủ bệnh viện. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu kiến nghị cần lưu ý vai trò hỗ trợ quan trọng của Bộ Y tế trong việc thực hiện, giám sát và kiểm soát chung các bệnh viện sau khi thực hiện tự chủ. Các tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của khung pháp lý, thực hiện các thí điểm trước khi triển khai tự chủ diện rộng, chuẩn bị cho các nhà quản lý bệnh viện, phải có có hệ thống thông tin đủ mạnh và chuyển đổi sang quản trị bệnh viện chuyên nghiệp.


    Một trong những khía cạnh bị lãng quên tại các nước đang phát triển là hệ thống trách nhiệm đối với các bên có liên quan. Tạo ra và củng cố các cơ chế trách nhiệm để đo lường và giám sát hiệu quả hoạt động của các bệnh viện trước khi tạo điều kiện thị trường là điều cần thiết cho sự thành công của những cải cách này. Việc cải thiện trách nhiệm có thể xảy ra ở các cấp độ khác nhau, chẳng hạn như thông qua trách nhiệm của bệnh viện đối với bệnh nhân, người trả tiền, chủ sở hữu và nhà lập pháp. Ngoài ra, các thách thức được xác định trong nghiên cứu cho thấy chưa có sự phân tách rõ ràng giữa quyền sở hữu và quyền quản trị, thiếu sự tham gia và chuẩn bị của các bên liên quan và các cơ chế trách nhiệm không minh bạch làm suy yếu quá trình đổi mới sang cơ chế tự chủ. Việc phân cấp thành công khi có phân biệt rõ ràng giữa vai trò quản lý nhà nước và vai trò quản trị bệnh viện của các thành viên trong ban giám đốc bệnh viện. Ngoài ra, hỗ trợ đào tạo các kỹ năng cần thiết cho các thành viên làm công tác quản trị bệnh viện cũng được nhóm tác giả đề nghị.


    Các mô hình tương đối thành công khi thực hiện tự chủ bệnh viện tại một số nước:


    (1) Ở Kenya, đã đầu tư đáng kể cho việc chuẩn bị thực hiện tự chủ bệnh viện, bao gồm bổ nhiệm các cá nhân đủ điều kiện vào các vị trí quản lý và ban giám đốc trước khi thực hiện, tạo ra các hệ thống quản lý cho các khu vực quan trọng, đào tạo và định hướng nhân viên, và quản lý tài chính của các bệnh viện;


    (2) Ở Afghanistan, để giám sát mạnh mẽ cần có các công cụ khác nhau để tăng tính minh bạch của các hoạt động cũng như kết quả tài chính và chuyên môn. Các hệ thống thông tin phù hợp rất quan trọng đối với việc cải thiện các cơ chế trách nhiệm và kiểm soát việc thực hiện cải cách và kết quả của nó. Năm 2013, quốc gia này đã tạo ra hệ thống thông tin quản lý tài chính Afghanistan (AFMIS) ở cấp quốc gia và bệnh viện, nơi gửi thông tin tài chính trực tiếp đến cơ sở dữ liệu quốc gia để được giám sát liên tục.


    (3) Ở thành phố Sanming - Trung Quốc, những thay đổi liên quan đến cải cách cấu trúc trong bệnh viện và quyền tự chủ của bệnh viện đã được thực hiện trong khuôn khổ toàn diện có tên “Mô hình Sanming”. Dựa trên cách tiếp cận có hệ thống này, các thay đổi được thực hiện đồng thời trong cơ cấu quản trị, hệ thống thanh toán và phương thức chi trả lương cho các bác sĩ theo hiệu quả công việc, dẫn đến kết quả ngắn hạn tích cực như giảm chi phí y tế, cải thiện và duy trì chất lượng dịch vụ lâm sàng và tăng hiệu quả.


    (4) Ở Singapore, một trong những thách thức chính trong việc thực hiện cải cách tự chủ bệnh viện ở các nước đang phát triển là thiếu quy định trách nhiệm rõ ràng đối với các bên liên quan khác nhau, cần xác định rõ vai trò và mối quan hệ giữa các bên liên quan chính trong các cải cách, bao gồm chính phủ, bệnh viện, tổ chức bảo hiểm và người bệnh. Singapore xác định vai trò của chính phủ trong tự chủ bệnh viện đó là: chủ sở hữu, người điều tiết và người mua dịch vụ.

    SỞ Y TẾ TP.HCM

    Xem thêm...
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này