SỞ Y TẾ Quản trị bệnh viện công tại Việt Nam - Sở Y Tế HCM

Thảo luận trong 'Tin tức của Sở Y tế' bắt đầu bởi Sở Y tế TP.HCM, 6/7/18.

  1. Sở Y tế TP.HCM

    Sở Y tế TP.HCM Bệnh viện Quận 4
      0/6

    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    0
    [​IMG]

    Mục đích của nghiên cứu này là xác định cải cách chính sách y tế đã ảnh hưởng đến quản trị bệnh viện công như thế nào trong giai đoạn 10 năm (2003-2013) tại Việt Nam và sự tương tác giữa cải cách chính sách và công tác quản trị bệnh viện đã tác động như thế nào đến các bệnh viện công.

    Các tác giả đã tóm tắt quá trình cải cách hệ thống y tế tại Việt Nam qua các mốc thời gian như sau:

    - Năm 1989: Việt Nam bắt đầu chuyển sang hệ thống kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; sự thay đổi chính sách này đã tác động đến cải cách hành chính công rộng lớn, trong đó có ngành y tế. Luật chăm sóc sức khỏe năm 1989 ra đời, theo đó người dân được quyền tìm kiếm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại bất kỳ cơ sở y tế công lập nào mà không cần giấy giới thiệu. Với quy định mới này, người dân được hưởng tất cả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe miễn phí, ngoại trừ khi đến khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến cuối cần phải có giấy giới thiệu của tuyến trước.

    - Năm 1994: Trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới, Việt Nam gặp khó khăn trong việc đảm bảo ngân sách cho mọi hoạt động của ngành y tế. Do đó, vào năm 1994, Chính phủ cho phép các bệnh viện công thu một phần chi phí dịch vụ khám, chữa bệnh để đảm bảo nguồn thu cho bệnh viện; tương ứng với thời điểm này, Việt Nam bắt đầu giảm ngân sách nhà nước cho các bệnh viện công. Năm 1995, Nghị quyết 90-CP cho phép các tổ chức công (giáo dục và y tế) có thể nhận tài trợ từ các ngành khác và các khu vực ngoài nhà nước.

    - Năm 2004: Nhiều chính sách mới cho phép các bệnh viện quyền tự chủ trong quản lý tài chính. Hai năm sau, giải pháp tự chủ mạnh hơn cho phép các bệnh viện công quyền tự chủ trong cả tài chính và tuyển dụng nhân viên, và các vấn đề quản lý khác. Những chính sách mới này đã giúp các bệnh viện công có ba mức độ tự chủ: 1) Tự chủ toàn phần kinh phí chi thường xuyên; 2) Tự chủ một phần kinh phí chi thường xuyên; và 3) Ngân sách nhà nước cung cấp toàn bộ kinh phí chi thường xuyên (dối với các bệnh viện có doanh thu dưới 10% tổng chi phí). Các bệnh viện công đều sử dụng 3 phương thức thanh toán chính: (i) phí dịch vụ; (ii) phí theo quy định; và (iii) thanh toán bảo hiểm y tế dựa trên chi tiêu thực tế.

    Công trình nghiên cứu đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về hệ thống y tế Việt Nam, nêu bật những phát triển chính sách có liên quan và xác định các vấn đề về liên quan đến hiệu hiệu quả của bệnh viện công, coong trình sử dụng nguồn dữ liệu của TCYTTG về đánh giá sức khỏe thường niên – JAHR (Joint Annual Health Review) các năm 2010, 2012 và 2013. Ngoài ra, một nghiên cứu chuyên sâu về quản trị bệnh viện của 6 bệnh viện công lập ở 2 tỉnh của Việt Nam: Quảng Ninh (phía bắc) và thành phố Hồ Chí Minh (phía nam). Mẫu nghiên cứu của 6 bệnh viện, bao gồm 2 bệnh viện từ trung ương, tỉnh và huyện, tương ứng. Các tác giả đã tiến hành xem xét tài liệu và thu thập dữ liệu định tính để trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Các tài liệu được nhóm nghiên cứu xem xét bao gồm: chính sách của địa phương, các tài liệu quy định pháp luật có liên quan, và các báo cáo quốc gia. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn phỏng vấn trực tiếp với bệnh nhân, các nhà cung cấp dịch vụ y tế.

    Qua kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đã nhận định Việt Nam chủ yếu cung cấp dịch vụ y tế qua hệ thống các bệnh viện công lập, chỉ có 7% giường bệnh do khu vực tư nhân đóng góp. Chính phủ đã tích cực cải cách hệ thống y tế, với một loạt các cải cách kể từ năm 1995 nhằm tăng cường quyền tự chủ cho các bệnh viện công, đồng thời đẩy mạnh bảo hiểm y tế xã hội, tăng cường quy định trong các lĩnh vực cấp phép và nâng cao chất lượng chăm sóc tại các bệnh viện.

    Ngoài ra, qua kết quả nghiên cứu cho thấy các vấn đề quan trọng nổi lên trong hệ thống y tế Việt Nam hiện tại bao gồm: (1) Người dân có khuynh hướng không đến các bệnh viện tuyến dưới mà đến thẳng các bệnh viện tuyến trên gây quá tải tại các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh, (2) Tổng chi phí cho y tế tiếp tục tăng và người dân còn chi trả trực tiếp từ tiền túi ở mức cao, (3) Các khoản thanh toán bảo hiểm y tế và phí sử dụng các dịch vụ y tế là nguồn tài chính quan trọng chi phối hoạt động cho các bệnh viện công lập, các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh có nguồn thu có thể tăng thu nhập cho nhân viên tốt hơn trước đây, (4) Ngược lại, các bệnh viện tuyến huyện phải đối mặt với mức ngân sách cấp thấp hơn và gặp khó khăn trong việc thu hút nhân viên, nên chất lượng phục vụ thấp hơn.

    Theo nhận định của nhóm nghiên cứu, mặc dù được quyền tự chủ, các quyết định về đầu tư và nguồn nhân lực của các bệnh viện công phải được sự chấp thuận của chính quyền địa phương hoặc trung ương. Nhóm nghiên cứu nhận định các thay đổi về quản trị bệnh viện công chưa theo kịp với những thay đổi về tài chính bệnh viện.

    SỞ Y TẾ TP.HCM



    Trang nguồn: Medinet
     
    BS Dương Minh Hoàng thích bài này.
    Đang tải...

Chia sẻ trang này