SỞ Y TẾ Sử dụng cả 2 mô hình “Anglo-American” và “Franco-German” và hợp nhất xe cứu thương dưới sự điều phối chung - Sở Y Tế HCM

Thảo luận trong 'Tin tức của Sở Y tế' bắt đầu bởi Sở Y tế TP.HCM, 7/9/18.

  1. Sở Y tế TP.HCM

    Sở Y tế TP.HCM Bệnh viện Quận 4
      0/6

    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    0
    [​IMG]

    Chăm sóc y khoa khẩn cấp là một loại hình cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế cho bệnh nhân với tình trạng nguy kịch đe dọa tính mạng cần được điều trị cấp cứu khẩn cấp. Với tính chất đặc biệt như vậy, dịch vụ y tế khẩn cấp, thuật ngữ tiếng Anh là Emergency Medical Services (EMS), là một trong những hoạt động quan trọng của bất cứ một hệ thống y tế nào vì đây cũng là điểm tiếp xúc đầu tiên với hệ thống y tế của người dân.

    Có 2 loại hình cấp cứu ngoài bệnh viện:

    Cho đến nay, các hệ thống y tế tại các nước Châu Âu theo xu thế có cả 2 loại hình khác nhau trong việc cung cấp dịch vụ cấp cứu ngoài bệnh viện:

    - Mô hình đầu tiên là “load & go” (tải và chuyển), còn gọi là mô hình “Anglo-American” (Anh-Mỹ), tập trung vào việc đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng nhanh càng tốt, thường là đến khoa Cấp cứu của các bệnh viện, mô hình này đã tạo niềm tin cho người dân nhờ vào đội ngũ chuyên viên cấp cứu ngoài bệnh viện, thuật ngữ là Paramedic, nhất là trong giai đoạn "tải" bệnh nhân.

    - Mô hình thứ hai là “stay & stabilise” (lưu lại và ổn định), còn gọi là mô hình “Franco-German” (Pháp-Đức), mô hình này hoạt động dựa vào đội bác sĩ lưu động, những người có trách nhiệm cung cấp dịch vụ chăm sóc bệnh nhân tại chỗ, khi tạm ổn định sẽ được vận chuyển được nhập viện trực tiếp lên các khoa tương ứng thay vì nhập vào khoa Cấp cứu.

    Để đáp ứng với những thay đổi trong công nghệ y tế và xu hướng của sức khỏe người dân, hầu hết EMS của các nước tại Châu Âu hiện nay sử dụng cả 2 mô hình trên: (1) Sử dụng mô hình “load & go” trong cấp cứu các trường hợp chấn thương phức tạp như trong trường hợp bị tai nạn giao thông; và (2) Sử dụng mô hình “stay & stabilise” cho trường hợp khẩn cấp như đau tim hoặc đột quỵ. Với cả 2 mô hình này, không có mô hình nào là tốt hơn mô hình nào nếu chỉ chọn một loại hình.

    Tại Châu Âu, cũng như các nước trên thế giới, EMS được chia thành 2 loại: EMS ngoài bệnh viện và EMS trong bệnh viện. EMS ngoài bệnh viện là cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế ngay tại tại địa điểm xảy ra sự cố bất lợi, bao gồm dịch vụ điều phối và các đơn vị chăm sóc y tế di động, như xe cứu thương. EMS trong bệnh viện cung cấp dịch vụ chăm sóc tại các cơ sở y tế và bệnh viện, những nơi này đảm bảo cung cấp dịch vụ chăm sóc khẩn cấp không bị gián đoạn 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần.

    Dịch vụ xe cứu thương và điều phối:

    Có hai loại xe cứu thương được sử dụng cho EMS ở các nước châu Âu:

    - Xe cứu thương trang bị phương tiện vận chuyển người bệnh, các thiết bị điều trị cấp cứu cơ bản và theo dõi bệnh nhân.

    - Xe cứu thương trang bị phương tiện vận chuyển người bệnh, cả đơn vị chăm sóc tích cực di động với các thiết bị chuyên sâu trong cấp cứu, hồi sức và theo dõi bệnh nhân.

    Tại một số nước, dịch vụ xe cứu thương được xem là một phần của dịch vụ chăm sóc ban đầu (Slovenia, Lithuania), một số quốc gia khác thì dịch vụ xe cứu thương là một trong các dịch vụ của bệnh viện (Latvia và Bỉ). Nhưng ở các nước khác, xe cứu thương thường được cung cấp bởi chính quyền địa phương (Phần Lan, Na Uy), hoặc được lồng ghép trong các dịch vụ cấp cứu khác như Sở cứu hỏa (Pháp và Đức).

    Cũng như chăm sóc ban đầu, EMS thường được tổ chức để phục vụ cho số dân cư trú, vì vậy các nhà hoạch định chính sách thường phân bổ số xe cứu thương theo tỷ lệ cụ thể bình quân đầu người. Tuy nhiên, cách tính này có thể bất lợi cho các bệnh viện ở các thành phố lớn có dân số đi lại lớn và các khu vực du lịch có thể có số dân cư thấp, nhưng số lượng khách du lịch theo mùa rất lớn.

    Để khắc phục những bất lợi trên về xe cứu thương, cùng với sự phát triển của công nghệ truyền thông, hiện nay xu hướng chung tại các nước Châu Âu là tập trung các xe cứu thương lại dưới sự điều phối chung (Bulgaria, Croatia, Estonia, Ireland, Latvia, Lithuania, Norway và Anh quốc), kết quả là còn rất ít dịch vụ cứu thương được tổ chức trong phạm vi một thành phố (Phần Lan, Đức, Na Uy). Thực tiễn tại Châu Âu đã chứng minh việc tập trung các xe cứu thương lại dưới sự điều phối chung của Trung tâm Cấp cứu thành phố hoặc khu vực đã chứng minh tính hiệu quả và tiết kiệm chi phí rất cao.

    Hầu hết các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU) đều có các trung tâm điều phối tích hợp của ít nhất 2 cơ quan quản lý tình huống khẩn cấp (dịch vụ an ninh, EMS, cứu hỏa), trung tâm điều phối sẽ chuyển cuộc gọi đến trung tâm cấp cứu khi có cuộc gọi khẩn cấp. Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong điều phối tại Châu Âu còn chưa phổ biến.

    Sở Y tế TP.HCM

    Xem thêm...
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này