SỞ Y TẾ Tài liệu tham khảo về phòng ngừa và kiểm soát lây lan bệnh lao tại các cơ sở y tế - Sở Y Tế HCM

Thảo luận trong 'Tin tức của Sở Y tế' bắt đầu bởi Sở Y tế TP.HCM, 23/3/19.

  1. Sở Y tế TP.HCM

    Sở Y tế TP.HCM Bệnh viện Quận 4
      0/6

    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    0
    [​IMG]

    Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có gần 54 triệu ca tử vong vì lao đã được ngăn chặn từ năm 2000 đến 2017 do việc quản lý và phòng ngừa dịch bệnh được cải thiện, tuy nhiên, thế giới vẫn còn tới 10 triệu người tiếp tục bị bệnh lao mỗi năm. Một trong những mục tiêu của các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) cho giai đoạn 2015 đến 2030 là chấm dứt dịch bệnh lao trên toàn cầu. Để có thể đạt mục tiêu này, TCYTTG kêu gọi phải hành động để giảm 90% tử vong do lao và giảm 80% tỷ lệ mới mắc lao vào năm 2030.



    Chiến lược nhấn mạnh phải phòng ngừa bằng tất cả các phương pháp có thể tiếp cận, bao gồm phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng (infection prevention and control - IPC) trong các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các cơ sở khác trong đó nguy cơ lây truyền bệnh lao cao. Thực hành IPC là rất quan trọng để giảm nguy cơ lây truyền M. tuberculosis, bằng cách làm giảm nồng độ các hạt nhỏ mang mầm bệnh truyền nhiễm trong không khí.



    Sau khi hướng dẫn của TCYTTG năm 2009 có hiệu lực trong gần 10 năm, tài liệu cập nhật lần này (2019) là đáp ứng các yêu cầu bổ sung các bằng chứng khoa học, củng cố các khuyến cáo trước đó và liên kết với các nội dung cốt lõi của IPC. Phòng ngừa và kiểm soát bệnh lao bao gồm sự kết hợp của các biện pháp để giảm thiểu nguy cơ lây truyền bệnh lao trong quần thể. Một hệ thống phân cấp 3 cấp độ kiểm soát bao gồm: kiểm soát hành chính, kiểm soát môi trường và bảo vệ đường hô hấp đã được chứng minh là làm giảm và ngăn ngừa nguy cơ lây truyền và tiếp xúc với vi khuẩn lao M. tuberculosis.



    (1) Kiểm soát hành chính: Cấp độ đầu tiên và quan trọng nhất của hệ thống phân cấp, là những biện pháp quản lý được triển khai thực hiện để giảm nguy cơ tiếp xúc với người mắc bệnh lao dễ truyền nhiễm (cập nhật 4 khuyến cáo).



    (2) Kiểm soát môi trường: Cấp độ thứ hai của hệ thống phân cấp, sử dụng các biện pháp kiểm soát môi trường để ngăn chặn sự lây lan của các hạt nước nhỏ mang mầm bệnh truyền nhiễm và làm giảm nồng độ của chúng (cập nhật 2 khuyến cáo).



    (3) Kiểm soát bảo vệ đường hô hấp: Cấp độ thứ ba của hệ thống phân cấp, bao gồm việc sử dụng các thiết bị bảo vệ cá nhân để bảo vệ đường hô hấp trong các tình huống có nguy cơ cao tiếp xúc với M. tuberculosis (cập nhật 1 khuyến cáo).



    Tài liệu hướng dẫn này bao gồm 7 chương:



    Chương 1: phác thảo cơ sở lý luận để phát triển các hướng dẫn, mục tiêu và đối tượng.



    Chương 2: trình bày các khuyến cáo của TCYTTG, cùng với bản tóm tắt bằng chứng khoa học của mỗi khuyến cáo.



    Chương 3: dành cho các nhà hoạch định chính sách nhận thức và áp dụng các thành phần cốt lõi của IPC để thiết lập triển khai hiệu quả trong thực tiễn.



    Chương 4: mô tả các phương pháp sử dụng để phát triển các hướng dẫn theo quy trình chuẩn của TCYTTG.



    Chương 5 – 7: cung cấp bản tóm tắt của nhóm phát triển hướng dẫn và nhấn mạnh những gì cần thiết từ các nghiên cứu hiện tại nhằm cung cấp thông tin tốt hơn cho các nghiên cứu trong tương lai.



    Nội dung tài liệu (đính kèm)

    SỞ Y TẾ TP.HCM

    Xem thêm...
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này