SỞ Y TẾ Tập huấn chuyên đề về PPP cho các Giám đốc bệnh viện trên địa bàn thành phố - Sở Y Tế HCM

Thảo luận trong 'Tin tức của Sở Y tế' bắt đầu bởi Sở Y tế TP.HCM, 22/5/19.

  1. Sở Y tế TP.HCM

    Sở Y tế TP.HCM Bệnh viện Quận 4
      0/6

    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    0
    [​IMG]

    Lớp tập huấn về “Đối tác công tư trong lĩnh vực y tế tại thành phố Hồ Chí Minh”



    Lớp tập huấn đã giới thiệu khung pháp lý về Đối tác công tư ở Việt Nam trong mối liên quan với Luật đầu tư công, Luật quản lý tài sản công và Luật đấu thầu; Thủ tục, quy trình chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư theo hình thức Đối tác công tư;



    Đại biểu tham dự cũng được nghe và thảo luận về các hình thức hợp tác công và tư tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; thảo luận về những khó khăn thách thức trong triển khai PPP trong lĩnh vực y tế tại thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh viện Gia An 115 giới thiệu mô hình hợp tác với bệnh viện Nhân Dân 115 về nguồn nhân lực theo Nghị Quyết 93/2014/NQ-CP, công ty Công ty cổ phần Y tế Việt Anh cũng giới thiệu mô hình cải tạo, vận hành hoạt động khám, chữa bệnh tại trạm y tế phường 11, quận 3. Ngoài ra, học viên cũng đã đặt nhiều câu hỏi cho các chuyên gia tư vấn về PPP về các đề án Đối tác công tư của BV Nhi Đồng 1và BV Quận Thủ Đức.



    Theo TS. Ramesh Govindaraj thì khu vực tư nhân có thể tham gia vào các hoạt động của các bệnh viện công từ thiết kế, xây dựng, vận hành và bảo trì công trình, thiết bị y tế, CNTT, chất thải, lưu trữ hồ sơ, bảo vệ, ăn uống, tổng đài,... Các mô hình PPP trong lĩnh vực y tế phổ biến trên thế giới gồm: PPP dịch vụ thiết bị có quản lý; PPP trong vận hành, quản lý; PPP trong cung cấp dịch vụ lâm sàng chuyên khoa; PPP cơ sở vật chất y tế; PPP tích hợp.



    ThS BS Lê Minh Sang, chuyên gia y tế của WB tại Việt Nam, đã giới thiệu các hình thức phối hợp công tư trong ngành y tế như cổ phần hóa bệnh viện công, hợp đồng hợp tác kinh doanh, huy động vốn thương mại, thuê máy, mượn máy, nhượng quyền xã hội, khu chất lượng cao trong bệnh viện công. Theo TS. Ramesh Govindaraj, mỗi mô hình đều có ưu điểm và nhược điểm, như mô hình PPP thì ưu điểm là mang lại hiệu quả trong cung cấp cơ sở vật chất, tiếp cận tài chính tư nhân, bảo trì/thay thế thường xuyên các cơ sở/thiết bị quan trọng, tuy nhiên, hạn chế của mô hình này là Chính phủ bị mắc kẹt trong các cam kết hợp đồng dài hạn và mất đi phần nào linh hoạt trong việc thực hiện các thay đổi ở cơ sở y tế. Ưu điểm của PPP tích hợp là phát huy tối đa năng lực đổi mới và hiệu quả của khu vực tư nhân. Chính phủ có thể tập trung vào quản lý chất lượng và quy định - thay vì cung cấp dịch vụ. Nếu được tích hợp tốt, có thể mang lại lợi ích cho khu vực nhà nước ở phạm vi rộng hơn. Nhược điểm là quy trình thực hiện phức tạp. Yêu cầu đối tác tư nhân sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao. Chính phủ cần kỹ năng quản lý hợp đồng hiệu quả. Đòi hỏi quy định chặt chẽ để quản lý hợp đồng dài hạn.



    Nói về khó khăn khi triển khai các dự án PPP, chuyên gia tư vấn PPP Trần Duy Hưng cho rằng trên thực tiễn các dự án PPP y tế khó triển khai vì Nghị định PPP cơ bản không phù hợp với lĩnh vực y tế; Không có quy định rõ ràng đối với hai hình thức bệnh viện công và bệnh viện PPP trong phạm vi dịch vụ, giá dịch vụ y tế, nhân lực y tế, đấu thầu thuốc; Không có hướng dẫn trong việc chuẩn bị và kiểm soát các dự án PPP y tế; Không có nguồn tài chính hỗ trợ cho các dự án PPP y tế, không có các quỹ chuẩn bị dự án, không có quỹ bù đắp thiếu hụt, không có bảo lãnh của chính phủ. Đồng thời, do đặc thù ngành y tế đã ảnh hưởng đến việc triển khai PPP như khung pháp lý về xã hội hóa hoạt động y tế hoàn thiện hơn pháp lý PPP. Các bệnh viện công và khối tư nhân đã quen với các hình thức liên doanh liên kết. Tự chủ bệnh viện tạo nhiều động lực để thực hiện các hình thức xã hội hóa trong cơ sở y tế nhắm tới đối tượng bệnh nhân có thu nhập cao và trung bình đồng thời tận dụng khả năng cung ứng không đầy đủ của hệ thống y tế công. Hệ thống tài chính y tế hỗn hợp gồm Ngân sách nhà nước, Bảo hiểm xã hội, thanh toán từ tiền túi của người bệnh, viện trợ. Các bệnh viện công sở hữu phần lớn đội ngũ nhân lực y tế kỹ năng cao. Không có hệ thống đánh giá, kiểm định độc lập để đảm bảo chất lượng dịch vụ.



    Về nguyên nhân thất bại, theo TS Ramesh Govindaraj là do PPP không được tích hợp vào hệ thống y tế chung; rủi ro và bất ổn chính trị; cam kết chính trị thấp; kinh nghiệm triển khai PPP hạn chế; thẩm định tài chính không đúng tiêu chuẩn; quản lý và năng lực theo dõi yếu; rủi ro kinh tế vĩ mô; năng lực và cạnh tranh của khối tư nhân không mạnh.



    Điều kiện để tối ưu hóa lơi ích PPP là dự án phải hợp lý; dự án phải phù hợp cho một PPP; PPP phải được chuẩn bị và thẩm định phù hợp; cấu trúc hợp đồng phải phù hợp để cho phép các tác nhân tạo giá trị hòa hợp và trở nên bền vững; PPP phải được đấu thầu hợp lý, có sự cạnh tranh đầy đủ và công bằng để tạo ra giá trị đồng tiền; PPP phải được quản lý chủ động trong suốt vòng đời dự án – đòi hỏi năng lực kỹ thuật và nguồn tài chính đáng kể, thiết lập trong một cấu trúc quản trị hài hòa và khuôn khổ rõ ràng, nghiêm khắc.



    Khoá đào tạo đã giúp cho các nhà quản lý bệnh viện biết được các mô hình PPP tại Việt Nam và trên thế giới, so sánh được PPP với xã hội hoá và để PPP thành công cần những yếu tố gì, đây là những kiến thức, kinh nghiệm quý báu khi quyết định đầu tư theo hình thức PPP trong lĩnh vực y tế. Bên cạnh đó, nhà quản lý bệnh viện phải đánh giá Dự án PPP y tế từ góc độ người bệnh như dự án có công bằng, hiệu quả không, người nghèo có được tiếp cận không, và mấu chốt của PPP không phải là lợi nhuận, lợi nhuận cao trong đầu tư y tế không phải là tốt, và phải luôn kiểm soát chi phí để giảm chi phí điều trị cho người bệnh. Theo PGS Tăng Chí Thượng, mong các nhà quản lý bệnh viện hãy nhớ một lời khuyên của chuyên gia của WB, nên nhớ 4 chũ P (PPP for People) thay vì chỉ 3 chữ P (PPP).

    SỞ Y TẾ TP.HCM

    Tìm kiếm theo từ khóa :PPP

    Xem thêm...
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này