SỞ Y TẾ Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các bệnh viện của thành phố Hồ Chí Minh - Sở Y Tế HCM

Thảo luận trong 'Tin tức của Sở Y tế' bắt đầu bởi Sở Y tế TP.HCM, 12/10/18.

  1. Sở Y tế TP.HCM

    Sở Y tế TP.HCM Bệnh viện Quận 4
      0/6

    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    0
    [​IMG]

    Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các bệnh viện của thành phố

    Chiều ngày 11/10/2018, đồng chí Vũ Đức Đam – Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ đã đến thăm và làm việc với 2 bệnh viện của Ngành Y tế Thành phố, đó là Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Bệnh viện Nhân dân 115. Đến tham dự buổi làm việc còn có Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn, Phó tổng Giám đốc BHXHVN Nguyễn Đình Khương, đồng chí Lê Thanh Liêm – Phó Chủ tịch thường trực UBNDTP và Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh.

    Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, sau khi nghe PGS TS BS Nguyễn Thanh Hùng – Giám đốc bệnh viện đã báo cáo quá trình phát triển không ngừng của bệnh viện trở thành bệnh viện chuyên khoa Nhi đầu ngành của khu vực phía Nam, Phó Thủ tướng đánh giá cao nổ lực tập thể cán bộ viên chức của bệnh viện đã tạo niềm tin cho người dân không chỉ của thành phố mà cho cả khu vực phía Nam, dù ở các tỉnh rất xa thành phố nhưng vẫn mang con, em đến bệnh viện để được chăm sóc và điều trị, đây cũng là trách nhiệm của thành phố đối với khu vực phía Nam. Khi đi thăm các khoa, phòng, Phó Thủ tướng nhận xét tuy bệnh viện đã cũ nhưng sạch sẽ và đã tạo môi trường chăm sóc trẻ sinh động với những tranh vẽ cho các cháu thiếu nhi. Phó Thủ tướng chỉ đạo không chờ công bố dịch, Sở Y tế tham mưu UBNDTP về kế hoạch phòng, chống dịch bệnh lưu hành, trong đó có đề xuất mức phụ cấp chống dịch cho nhân viên y tế trực tiếp tham gia công tác dự phòng và điều trị làm căn cứ cho Sở Tài chính cấp kinh phí chi trả phụ cấp cho nhân viên y tế.

    [​IMG]

    Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.HCM đến thăm hỏi các cháu bệnh nhi bị bệnh TCM đang nằm điều trị tại Khoa Nhiễm, BV Nhi Đồng 1

    Tại Bệnh viện Nhân dân 115, sau khi nghe TS BS Phan Văn Báu – Giám đốc bệnh viện đã báo cáo những mũi nhọn chuyên sâu đáp ứng mô hình bệnh tật của người dân thành phố và khu vực phía Nam, Phó Thủ tướng khen ngợi đội ngũ các thầy thuốc của bệnh viện đã đóng góp cho sự phát triển của ngành y tế thành phố, đã tạo dựng niềm tin và thu hút người dân đến khám, chữa bệnh thay vì phải đi ra nước ngoài.

    Những kiến nghị của 2 bệnh viện cũng là đại diện cho các bệnh viện thành phố mong sớm được tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động khám, chữa bệnh của các bệnh viện để phục vụ người dân ngày càng tốt hơn và nhất là khi các bệnh viện đã tự chủ tài chính. Sau khi nghe ý kiến của Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn, Phó Chủ tịch thường trực UBNDTP Lê Thanh Liêm và các thành viên tham dự, Phó Thủ tướng đã chỉ đạo như sau:

    Khó khăn về giá dịch vụ khám chữa bệnh: Giá thu dịch vụ khám chữa bệnh đã đươc kết cấu chi phí trực tiếp (thuốc, vật tư; điện, nước, chất thải, vệ sinh môi trường; và tiền lương) vẫn chưa được kết cấu chi phí khấu hao, chi phí quản lý, chi phí công nghệ thông tin, chi phí bảo hiểm, tiền lương đang tính theo mức lương cơ sở 1.150.000đ chưa tính theo mức 1.390.000đ. Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Y tế thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1.150.000 lên 1.390.000đ vào giá dịch vụ khám chữa bệnh ngay trong tháng 11/2018.

    Khó khăn về định mức mua sắm trang thiết bị y tế: Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng máy móc thiết bị của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp thì các bệnh viện khi mua sắm máy móc, thiết bị chuyên dùng phải được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành tiêu chuẩn, định mức để làm cơ sở trang bị. Quy định này đã làm chậm trễ quy trình mua sắm dụng cụ, thiết bị y tế ảnh hưởng đến không nhỏ đến chất lượng khám, chữa bệnh. Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Y tế kết hợp với Bộ Tài chính khẩn trương trình Chính phủ điều chỉnh, sửa đổi các Quyết định liên quan đến quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng máy móc thiết bị của đơn vị sự nghiệp y tế.

    Khó khăn về mua xe cứu thương: Ngày 24/07/2018, Bộ Tài Chính đã có công văn số 8773/BTC-QLCS trả lời Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc xe ô tô chuyên dùng với nội dung “Do hiện nay dự thảo Nghị định quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chưa được Chính phủ ban hành. Vì vậy, đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tạm dừng việc mua xe ô tô (bao gồm xe ô tô phục vụ chức danh, xe ô tô phục vụ công tác chung và xe chuyên dùng) cho đến khi Nghị định quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô được Chính phủ ban hành và có hiệu lực thi hành”. Hiện nay, đối với các bệnh viện có xe cứu thương cần thanh lý và các bệnh viện chưa đủ định mực xe theo quy định, thì việc ngưng mua xe gây khó khăn không đáp ứng nhu cầu cấp cứu ngoại viện và chuyển tuyến. Phó Thủ tướng chỉ đạo: trong khi chờ Chính phủ ban hành Nghị định quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô, đề nghị UBNDTP tham khảo định mức xe cứu thương trong Dự thảo Nghị định để phê duyệt định mức xe cứu thương cho bệnh viện (do định mức xe cứu thương trong dự thảo không thay đổi) để thực hiện mua sắm.

    Khó khăn về việc BHXH giao dự toán chi BHYT cho các bệnh viện: Từ năm 2018 việc giao dự toán chi KCB BHYT cho các đơn vị có ký hợp đồng KCB BHYT được thực hiện theo Quyết định số 17/QĐ-TTg ngày 2/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2018. Tại bệnh viện, số lượt KCB 9 tháng đầu năm 2018 tăng cao so với cùng kỳ, hầu hết là bệnh nhân nặng cần can thiệp điều trị đặc hiệu, như vậy số lượt bênh nhân tăng nhưng dự toán chi BHYT không tăng sẽ dẫn đến vượt quỹ, vượt trần. Giám đốc bệnh viện rất khó khăn trong tìm giải pháp, nhất là không thể từ chối tiếp nhận bệnh nhân và không thể không can thiệp điều trị cho người bệnh. Phó Thủ tướng cho biết Chính phủ sắp ban hành Nghị Định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế thay thế Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ. Nghị Định này sẽ giải quyết một phần bất cập trong việc giao dự toán chi BHYT.

    Khó khăn về trích lập quỹ cải cách tiền lương: Kiến nghị thành phố không qui định mức trích lập 35% nguồn cải cách tiền lương và yêu cầu các bệnh viện sử dụng nguồn cải cách tiền lương để tăng thu nhập theo cơ chế đặc thù Nghi Quyết 54 của chính phủ, vì nguồn cải cách tiền lương được sử dụng khi chính phủ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở hàng năm; thu nhập tăng thêm tại bệnh viện được phân phối theo hiệu quả, năng suất đóng góp của cán bộ, viên chứ, người lao động mà không theo hệ số lương. Do đó khi sử dụng nguồn cải cách tiền lương để chi thu nhập theo cơ chế đặc thù Nghi Quyết 54 của chính phủ thì bệnh viện gặp khó khăn. Phó Thủ tướng chỉ đạo vấn đề này thuộc thẩm quyền của UBNDTP, đề nghị UBNDTP sớm tháo gỡ cho các bệnh viện theo Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính (Thông tư số 68/2018/TT-BTC ngày 06/8/2018), PCT UBNDTP cũng chỉ đạo giao Sở Y tế phối hợp Sở Tài chính sớm tham mưu UBNDTP về tỷ lệ trích lập nguồn CCTL của các cơ sở y tế cho phù hợp với Thông tư 68/2018/TT-BTC và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các bệnh viện để an tâm trong công tác.

    Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng rất quan tâm khi đã nghe rất nhiều bệnh viện phản ánh khó khăn khi thực hiện theo Thông tư 15/2018/TT-BYT về định mức số bệnh nhân trên 1 bàn khám và định mức chụp Siêu âm, X-quang CT, MRI, Phó Thủ tướng giao BYT, BHXHVN nên sớm có cơ chế, chính sách đặc thù đối với các bệnh viện được Bộ Y tế giao là tuyến cuối. Đồng thời, rất ủng hộ kiến nghị của BV Nhân dân 115 được tự chủ theo mô hình doanh nghiệp, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế sớm đề xuất bổ sung một số bệnh viện đầu ngành của thành phố được thí điểm thực hiện mô hình này, ngoài 4 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế.

    SỞ Y TẾ TP.HCM

    Xem thêm...
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này