SỞ Y TẾ Thử tìm hiểu “Ban kiểm soát” và “Hội đồng quản lý” của các bệnh viện công lập tại các nước Châu Âu - Sở Y Tế HCM

Thảo luận trong 'Tin tức của Sở Y tế' bắt đầu bởi Sở Y tế TP.HCM, 2/9/18.

  1. Sở Y tế TP.HCM

    Sở Y tế TP.HCM Bệnh viện Quận 4
      0/6

    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    0
    [​IMG]

    Trong những năm qua, trước những yêu cầu mới về chăm sóc sức khoẻ, nhiều quốc gia ở Châu Âu đã đẩy mạnh cải cách hệ thống y tế. Ngay tại các nước có hệ thống y tế phát triển, các giám đốc bệnh viện đang đứng trước nhiều vấn đề phức tạp mang tính pháp lý và những khó khăn hơn bao giờ hết trong phát triển bệnh viện. Bệnh viện luôn được xếp vào loại tổ chức có cấu trúc phức tạp cả về cấu trúc lãnh đạo, nhất là khi các bệnh viện công lập chuyển sang tự chủ. Một trong những thay đổi lớn để thích ứng với tình hình mới chính là thay đổi cấu trúc quản lý bệnh viện, hầu hết các bệnh viện đều có Ban kiểm soát (Supervisory Board) và Hội đồng quản lý (Management Board).

    Hơn nữa, theo xu thế chung hiện nay, chăm sóc sức khoẻ tại các bệnh viện đang thay đổi từ chăm sóc dựa trên khối lượng và theo phương thức phí dịch vụ (fee-for-service) sang chăm sóc sức khoẻ dựa trên giá trị (value-based healthcare), đòi hỏi các bệnh viện phải có những thay đổi trong định hướng phát triển và mục tiêu chiến lược của mình. Một trong những yêu cầu chính hiện nay đối với Hội đồng quản lý của các bệnh viện đó là tập trung ưu tiên cho tính bền vững về tài chính bệnh viện và nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh.

    Dưới đây là các khung nguyên tắc hoạt động đối với các bệnh viện công lập tự chủ của hệ thống y tế tại các nước Châu Âu qua công trình nghiên cứu của TCYTTG khu vực Châu Âu về quản trị bệnh viện và hoạt động tự chủ của các bệnh viện công lập tại các nước: Anh, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Israel, Na Uy, Cộng hoà Séc và Estonia.

    Về khung quy mô hoạt động:

    Tại Châu Âu, hầu hết các bệnh viện công lập hoạt động theo mô hình tự chủ một phần, Hội đồng quản lý bệnh viện chịu trách nhiệm về các quyết định liên quan đế thông số cấu trúc chính, như các loại hình cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của bệnh viện ngoại trú và nội trú, số giường bệnh, nhân lực... Tuy nhiên, liên quan đến phát triển nguồn lực bệnh viện, tại một số quốc gia, chính quyền trung ương hoặc chính quyền địa phương vẫn còn duy trì sự ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau (Na Uy, Tây Ban Nha và Anh). Đối với các quyết định liên quan đến mức độ cung ứng các dịch vụ lâm sàng mà bệnh viện cung cấp còn có thêm nguồn lực đầu vào từ các công ty bảo hiểm y tế dưới mô hình quỹ bệnh tật, quỹ này giữ vai trò quan trọng trong hoạt động tài chính của bệnh viện và giúp bệnh viện thuận lợi hơn trong tự chủ bệnh viện (Cộng hòa Séc, Israel).

    Về quan hệ lao động trong mô hình bệnh viện tự chủ, các bác sĩ là những người lao động được trả lương với mức lương được kiểm soát bởi sự thỏa thuận ở tầm quốc gia (như các bệnh viện công lập, các bệnh viện thuộc quỹ bệnh tật, và các bệnh viện tư nhân phi lợi nhuận ở Israel). Một số mô hình khác, như ở Tây Ban Nha, tiền lương còn phụ thuộc vào hợp đồng bổ sung cấp bệnh viện địa phương. Ngoài ra, một số bệnh viện tự chủ một phần đã chuyển sang ký hợp đồng độc lập với các bác sĩ, sự chênh lệch mức lương do thương lượng riêng cho từng chuyên gia, như mô hình các bệnh viện thuộc công ty trách nhiệm hữu hạn và các bệnh viện thuộc công ty cổ phần tại Cộng hòa Séc, hoặc tại các bệnh viện thuộc quỹ bệnh tật ở Israel, hoặc các bệnh viện tư phi lợi nhuận ở Hà Lan. Tại các quốc gia này, tổ chức công đoàn lao động thường đóng một vai trò ít quan trọng hơn tại các bệnh viện tự chủ. Trong khi họ vẫn còn tương đối quan trọng ở một số nước Tây Âu (Anh, Na Uy, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha), nhưng lại ít quan trọng hơn ở Israel và ít hiệu quả ở hai nước Trung Âu (Estonia và Cộng hòa Séc) hoặc Hà Lan.

    Về khung tài chính bệnh viện:

    Đối với hoạt động đầu tư mua sắm các trang thiết bị lớn, đầu tư cải tạo và xây mới bệnh viện, sẽ sử dụng nguồn kinh phí từ các khoản đầu tư của chủ sở hữu và/hoặc một phần ngân sách của chính phủ, từ quỹ của bệnh viện và/hoặc vay vốn ngân hàng. Các khoản tài trợ của EU (Estonia, Bồ Đào Nha) và từ các tổ chức từ thiện (Israel) có thể đóng một vai trò quan trọng. Với các bệnh viện thuộc mô hình gần giống như bệnh viện tư nhân (các bệnh viện thuộc quỹ bệnh tật ở Israel), các cổ đông cũng có thể tham gia đóng góp tiền.

    Đối với hoạt động chi thường xuyên (chi phí cho hoạt động hàng ngày của bệnh viện như lương nhân viên, tiền điện, nước,…), thì nguồn kinh phí sử dụng có phần khác nhau giữa các quốc gia. Theo đó, nguồn thu của bệnh viện, nguồn ngân sách nhà nước cấp dựa trên hoạt động (Bồ Đào Nha, Na Uy, Tây Ban Nha), và nguồn tiền chi trả từ các công ty bảo hiểm (Cộng hòa Séc) đóng một vai trò quan trọng.

    Đối với qui trình ra quyết định liên quan đến đầu tư cho bệnh viện, Hội đồng quản lý bệnh viện (Management Board) là người đề xuất các khoản cần đầu tư, sau đó được Ban kiểm soát (Supervisory Board) của bệnh viện xem xét phê duyệt, một số quốc gia là do chính quyền trung ương hoặc chính quyền địa phương phê duyệt. Tại Bồ Đào Nha, phải được sự chấp thuận của chính phủ khi phải cần nguồn kinh phí vượt quá mức quy định (quá 2% vốn điều lệ của bệnh viện). Đối với các quyết định liên quan đến sử dụng nguồn kinh phí của bệnh viện cho các hoạt động thường xuyên, Hội đồng quản lý giữ vai trò quyết định trong suốt toàn bộ quá trình hoạt động.

    Về sử dụng nguồn kết dư, có khác biệt đáng kể về phạm vi sử dụng giữa các nước. Tại các bệnh viện công lập hoạt động theo mô hình truyền thống thì bất kỳ khoản kết dư nào còn lại vào cuối năm ngân sách phải được hoàn trả lại cho cơ quan chủ quản, nơi cung cấp kinh phí cho bệnh viện, quy định này đã làm giảm tính sáng tạo trong hoạt động của các bệnh viện khu vực công. Ngược lại, đối với các mô hình bệnh viện tự chủ, sử dụng nguồn kết dư có thể chia làm 4 nhóm riêng biệt:

    (1) Nhóm 1: Bệnh viện vẫn không được giữ lại nguồn kết dư (các cơ sở y tế công lập của Cộng hòa Séc, các doanh nghiệp y tế công lập ở Tây Ban Nha): số kết dư phải chuyển trả về ngân sách của chính quyền địa phương.

    (2) Nhóm 2: Bệnh viện được giữ lại nguồn kết dư theo quyết định của chủ sở hữu, như các bệnh viện thuộc quỹ bệnh tật (Israel) hoặc chính quyền địa phương (các bệnh viện công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn tại Cộng hòa Séc).

    (3) Nhóm 3: các bệnh viện có thể giữ lại nguồn kết dư với những điều kiện ràng buộc đáng kể (các bệnh viện ở Tây Ban Nha), nguồn kết dư có thể được giữ lại với giới hạn tối đa ở mức 7,5%, nếu vượt quá mức này phải được hoàn trả cho cơ quan quản lý y tế khu vực.

    (4) Nhóm 4: bệnh viện có thể giữ lại nguồn kết dư (các bệnh viện tư nhân phi lợi nhuận ở Hà Lan, tất cả các bệnh viện tự chủ một phần của Estonia, các doanh nghiệp y tế ở Na Uy).

    Về khung trách nhiệm:

    Một yếu tố quan trọng trong khuôn khổ trách nhiệm đối với mô hình tự chủ bệnh viện là Ban kiểm soát (Supervisory Board). Hầu hết các bệnh viện tự chủ ở Châu Âu đều có Ban kiểm soát. Ví dụ, tại Hà Lan, nhiệm kỳ của thành viên của Ban kiểm soát thường là 4 năm. Mỗi thành viên chỉ có thể được tái bổ nhiệm một lần. Không có quy định chính thức về số lượng thành viên của Ban kiểm soát, thường dao động từ 5 đến 11 người. Thành phần của Ban kiểm soát không có vai trò của Bộ Y tế hoặc các chính trị gia ở địa phương, và theo hướng chuyên nghiệp hóa. Các thành viên của Ban kiểm soát được bệnh viện trả lương. Ban kiểm soát không chịu trách nhiệm quản lý bệnh viện, đây là trách nhiệm độc quyền của Hội đồng quản lý.

    Ban kiểm soát sẽ giám sát hoạt động của Hội đồng quản lý bệnh viện. Riêng ở Israel và Bồ Đào Nha, không có Ban kiểm soát, các bệnh viện này được giám sát bởi quỹ bệnh tật (Israel) hoặc bởi chính phủ (các bệnh viện thuộc Bộ Y tế ở Israel và các bệnh viện công lập ở Bồ Đào Nha). Ở Israel, các bệnh viện công lập và các bệnh viện thuộc quỹ bệnh tật cũng không có Ban quản lý, nhưng được quản lý bởi các Giám đốc điều hành (CEO) riêng lẻ với thẩm quyền cao đáng kể.

    Trong hầu hết các mô hình bệnh viện tự chủ tại các nước Châu Âu, Ban kiểm soát sẽ chỉ định ra Hội đồng quản lý bệnh viện hoặc người đứng đầu của Hội đồng quản lý (Estonia), người này sau đó sẽ bổ nhiệm các thành viên khác của Hội đồng quản lý. Riêng tại Cộng hòa Séc, Na Uy và Tây Ban Nha, chính quyền địa phương sẽ bổ nhiệm các thành viên Hội đồng quản lý.

    Về quy mô của Hội đồng quản lý, một số nước sẽ áp đặt số lượng thành viên tối đa, theo quy định chung của quốc gia hoặc địa phương (Bồ Đào Nha), hoặc theo luật định (Estonia), trong khi những nước khác lại theo quyết định của Ban kiểm soát (Hà Lan). Thông thường, quy mô của Hội đồng quản lý thay đổi từ 5 đến 6 thành viên (Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Cộng hòa Séc) hoặc trên 10 thành viên (Anh, Na Uy).

    Về thành phần của Hội đồng quản lý, trong Hội đồng phải phải có một thành viên là Giám đốc lâm sàng với yêu cầu phải là bác sĩ, và một Giám đốc điều dưỡng với yêu cầu phải là điều dưỡng (Bồ Đào Nha).

    SỞ Y TẾ TP.HCM

    Xem thêm...
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này