SỞ Y TẾ Tìm hiểu các loại hình bệnh viện đối tác công – tư tại các nước trên thế giới - Sở Y Tế HCM

Thảo luận trong 'Tin tức của Sở Y tế' bắt đầu bởi Sở Y tế TP.HCM, 29/10/18.

  1. Sở Y tế TP.HCM

    Sở Y tế TP.HCM Bệnh viện Quận 4
      0/6

    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    0
    [​IMG]

    Dự án PPP đầu tiên trong hệ thống y tế công của Slovakia, một bệnh viện quy mô 880 giường sẽ được xây dựng với giá dự kiến từ 200 đến 500 triệu Euro đã được lên kế hoạch cho năm 2017

    Mô hình đối tác công - tư (PPP) trong lĩnh vực y tế được giới thiệu vào năm 1990 được coi là một trong những cách tiếp cận hiệu quả để đối phó với những thách thức to lớn mà ngành y tế đang phải đối mặt trong thế kỷ 21. Mô hình PPP sử dụng một số nguyên tắc của khu vực tư nhân, bao gồm cân bằng kinh tế và doanh thu, thông qua các biện pháp quản lý tài chính chặt chẽ để giải quyết một số vấn đề lớn hay gặp trong khu vực công. Hiện nay các bệnh viện khu vực công và khu tư nhân đang trong một cuộc cạnh tranh tự nhiên trong cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe để có nguồn thu. Mô hình bệnh viện đối tác công – tư có thể sẽ làm thay đổi từ cạnh tranh thành hợp tác và quan hệ đối tác để khắc phục những hạn chế của từng khu vực.

    Mô hình PPP là một hình thức hợp tác giữa các đối tác công và tư trong thiết kế, xây dựng hoặc vận hành cơ sở hạ tầng, trong đó rủi ro, chi phí, lợi ích, tài nguyên và trách nhiệm sẽ được chia sẻ hoặc phân bổ lại cho cả 2 phía. PPP cũng được định nghĩa là mối quan hệ chia sẻ rủi ro giữa khu vực công và tư để đạt được kết quả mong muốn của khu vực công. Nếu sự hợp tác như vậy được hoạch định và tổ chức một cách chính xác, nó có thể là một công cụ mạnh mẽ không chỉ cho sự tồn tại và duy trì các bệnh viện công mà còn giải quyết các thách thức về chi phí và đầu tư, nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghệ y tế mới, kể cả việc sử dụng và giữ chân nhân viên y tế của các bệnh viện công.

    Trên thế giới, quan hệ đối tác của khu vực tư nhân trong các bệnh viện công diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, từ các hợp đồng dịch vụ hỗ trợ cho đến quá trình thiết kế, xây dựng và quản lý các khoa phòng trong bệnh viện. Trong mỗi loại hình, hình thức quyền sở hữu, quản lý bệnh viện, trách nhiệm về thiết kế, xây dựng và đầu tư, rủi ro kinh doanh và thời hạn của hợp đồng là khác nhau và đa dạng. Việc công nhận loại hình PPP cũng như việc sử dụng kinh nghiệm của các nước đã thành công trong lĩnh vực này có thể mở đường cho việc phát triển PPP trong lĩnh vực y tế, nhất là trong hệ thống các bệnh viện ở nhiều nước khác.

    Dưới đây là một số loại hình của mô hình đối tác công – tư tại các bệnh viện ở một số nước trên thế giới, được trích dẫn qua bài viết “Experiences of selected countries in the use of public-private partnership in hospital services provision” của tác giả Ahmad Sadeghi và các cộng sự thuộc Hội Y học Pakistan (2015):

    [​IMG]

    Một bệnh viện PFI-PPP mới ở nước Anh với loại hình DBFO

    Tại Tây Ban Nha, Bệnh viện De La Ribera nằm thành phố Alzira, Valencia là bệnh viện đầu tiên được xây dựng theo mô hình PPP. Theo mô hình này, một tập đoàn tư nhân chịu trách nhiệm xây dựng và vận hành các hoạt động của bệnh viện công, theo hợp đồng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho một dân số được xác định liên quan đến thanh toán bình quân đầu người. Mô hình này giao một đặc quyền quản trị cho tập đoàn tư nhân chịu trách nhiệm thuê ngoài về xây dựng, tài chính và quản lý bệnh viện. Đối tác tư nhân chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ chăm sóc ban đầu. Thời hạn của hợp đồng ban đầu là 10 năm. Sau khi đàm phán lại, thời hạn hợp đồng chuyển thành 15 năm, và nay được phép tiếp tục trong 20 năm.

    [​IMG]

    Bệnh viện De La Ribera ở Tây Ban Nha với mô hình PPP theo loại hình được nhà nước thanh toán bình đầu người theo một dân số nhất định

    Tại Canada, do sự gia tăng dân số nhập cư, nhà nước có nhu cầu cần phải xây dựng một bệnh viện mới ở thành phố Brampton vào đầu những năm 1990. Chính phủ và Bộ Tài chính Canada quyết định bệnh viện mới sẽ được xây dựng bằng mô hình PPP. Bệnh viện Brampton là bệnh viện thử nghiệm PPP được xây dựng theo mô hình Thiết kế-Xây dựng-Tài chính-Bảo trì (Design-Build-Finance-Maintain:DBFM). Được sự đồng ý của chính quyền, một đối tác tư nhân được giao chịu trách nhiệm về thiết kế, xây dựng, tài chính và bảo trì dự án cho bệnh viện mới ở thành phố Brampton.

    [​IMG]

    Một bệnh viện PPP được xây mới ở thành phố Brampton, Canada với loại hình DBFM từ năm 1990

    Tại Thổ Nhĩ Kỳ, học kinh nghiệm từ các dự án bệnh viện hoạt động theo mô PFI-PPP của Anh, vào năm 2006, Thổ Nhĩ Kỳ đã khởi động 15 dự án tích hợp với hơn 2.500 giường bệnh với vốn đầu tư hơn 5 tỷ đô la. Với mô hình này, vấn đề tài chính, xây dựng (hoặc xây dựng lại), trang bị, cung cấp dịch vụ, vận hành và bảo trì bệnh viện đã được giao cho các nhà đầu tư tư nhân và với thời gian 28 năm (3 năm xây dựng và 25 năm hoạt động) đối với khu vực tư nhân của bệnh viện. Nhà đầu tư dự án chịu trách nhiệm về cung ứng các dịch vụ hỗ trợ cho bệnh viện và Bộ Y tế chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế.

    [​IMG]

    Bệnh viện mới tại Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng và vận hành theo loại hình DBFO của Anh

    Tại Úc, năm 1996, Chính phủ nước Úc đã ký một hợp đồng PPP cho một trong những nhà đầu tư hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe về thiết kế, xây dựng, quản lý và cung cấp các dịch vụ lâm sàng và cận lâm sàng tại khu y tế tập trung Joondalup. Hợp đồng theo loại hình Build-Own-Operate-Transfer (BOOT) bao gồm xây dựng các cơ sở hạ tầng và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong thời gian 20 năm. Bệnh viện được mở cửa với 365 giường vào năm 1998 và hiện đã có 379 giường. 60% số giường là công lập do chính quyền chi trả với chi phí tương đương. Chính quyền chi trả "phí tiếp cận” (access fees) cho khu vực giường công lập cho đối tác tư nhân trong 20 năm để bù đắp chi phí vốn và cho đến khi hoàn thành quá trình mua lại bệnh viện. Trong thời gian nhượng quyền, bệnh viện thuộc sở hữu tư nhân, nhưng đất của bệnh viện thuộc sở hữu nhà nước. Vào cuối hợp đồng 20 năm, toàn bộ tài sản của bệnh viện sẽ được trả lại cho quyền sở hữu của nhà nước. Các khu vực tư nhân sẽ được trả lại cho nhà nước sau 40 năm.

    [​IMG]

    Một bệnh viện PPP tại Úc hoạt động theo loại hình BOOT

    Tại Iran, Bệnh viện Moheb Mehr, tiếp giáp với Bệnh viện Hasheminejad, là một mô hình bệnh viện công - tư do nhà đầu tư Moheb Institution điều hành với mô hình đồng vị trí. Cả hai bệnh viện ở cùng một phức hợp để phục vụ bệnh nhân. Đồng vị trí là một mô hình hợp tác trong đó một cánh tư nhân được đặt bên trong hoặc bên cạnh một bệnh viện công. Cả hai đều có ban quản lý độc lập và bệnh nhân có quyền lựa chọn. Thiết bị, nhân viên và chi phí có thể được chia sẻ bởi cả hai bệnh viện theo hợp đồng. Đầu tư xây dựng Bệnh viện Moheb Mehr bao gồm thiết kế, xây dựng, trang thiết bị, tài chính, cho thuê và hoạt động của bệnh viện được thiết lập theo khuôn khổ hợp đồng Thiết kế-Xây dựng-Tài chính-Thuê-Vận hành (Design-Build-Finance-Lease-Operate: DBFLO). Thời hạn của hợp đồng là 12 năm kể từ khi bắt đầu xây dựng và 9 năm kể từ khi hoạt động.

    [​IMG]

    Bệnh viện Moheb Mehr với mô hình đồng vị trí theo hình thức DBFLO tại Iran


    SỞ Y TẾ TP.HCM

    Xem thêm...
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này