SỞ Y TẾ Tìm hiểu các mô hình thay thế cho chăm sóc tại bệnh viện ở các nước trên thế giới - Sở Y Tế HCM

Thảo luận trong 'Tin tức của Sở Y tế' bắt đầu bởi Sở Y tế TP.HCM, 4/7/20.

  1. Sở Y tế TP.HCM

    Sở Y tế TP.HCM Bệnh viện Quận 4
      0/6

    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    0
    [​IMG]

    Thực tế cho thấy nhiều người phải đến bệnh viện chỉ vì lý do đơn giản là các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc ban đầu không sẵn có. Để giải quyết vấn đề này, một số nước đã tăng khả năng tiếp cận vào dịch vụ chăm sóc ban đầu ngoài giờ làm việc. Dưới đây là một số mô hình của các nước EU (theo “Health at a Glance: Europe 2018”):


    - Tại Hà Lan, dịch vụ chăm sóc ngoài giờ được tổ chức ở các “trạm GP” (“GP posts”), ở phạm vi thành phố. Các trạm GP thường được đặt gần hoặc bên trong bệnh viện để cung cấp dịch vụ chăm sóc ban đầu cấp cứu qua đêm, các trạm GP này làm việc gắn kết chặt chẽ với các khoa cấp cứu của bệnh viện. Gần như tất cả các bác sĩ GP đều làm việc tại các trạm GP. Nhân viên làm công tác trợ lý tại các trạm GP được đào tạo đặc biệt trả lời các cuộc gọi điện thoại và thực hiện sàng lọc và khuyên người bệnh đến các trạm GP hay đến bệnh viện. Bác sĩ GP được trả lương theo giờ cho công việc sau giờ làm việc và phải đảm bảo phải cung cấp ít nhất 50 giờ chăm sóc sau giờ làm việc mỗi năm để duy trì đăng ký thực hành GP. Tại Hà Lan, người dân được miễn phí tại các điểm cung cấp dịch vụ của bác sĩ GP, và phải đóng khoản khấu trừ bắt buộc khi đến khám tại bệnh viện (khoa cấp cứu), như vậy người dân có động lực tài chính để chọn đến khám chữa bệnh tại các trạm GP thay vì đến khám tại các khoa Cấp cứu.


    - Tại Đan Mạch, dịch vụ chăm sóc ngoài giờ được tổ chức theo khu vực. Khi có nhu cầu khám ngoài giờ, người bệnh gọi dịch vụ điện thoại theo khu vực, thường được trả lời bởi bác sĩ hoặc điều dưỡng ở khu vực Zealand và khu vực Copenhagen, là những người chịu trách nhiệm nên giới thiệu người bệnh sẽ được khám tại nhà hay đến phòng khám ngoài giờ, thường các phòng khám này gắn kết với khoa cấp cứu của các bệnh viện. Bác sĩ GP có thể chọn số giờ làm việc theo mô hình này để nhận tỷ lệ thanh toán cho công việc sau giờ làm việc.


    - Tại Bồ Đào Nha, từ năm 2017, đã thành lập một trung tâm cuộc gọi hoạt động suốt ngày đêm cung cấp hướng dẫn cho người bệnh dựa trên nhu cầu của họ. Trong số 800.000 người gọi đến trong năm 2017, 26% được tư vấn tự chăm sóc, 42% được giới thiệu đến bác sĩ và 24% được chuyển đến các dịch vụ khẩn cấp.


    - Tại Anh, kể từ năm 2005, các “phòng khám ảo” (“virtual wards”) đã được thành lập tại một số khu vực trong nước để chăm sóc tại nhà cho những người mới xuất viện hoặc có nguy cơ tái nhập viện cao. Chăm sóc tại nhà được cung cấp thông qua các nhóm chăm sóc đa ngành. Bằng chứng cho thấy rằng các “phòng khám ảo” này đã giảm tỷ lệ tái nhập viện ngoài kế hoạch, và giảm thời gian nằm viện đối với nhóm người bệnh có nguy cơ cao nhất.


    - Tại Pháp, mô hình “bệnh viện tại nhà” (“hospital at home”) được triển khai và được thực hiện thông qua các bệnh viện, mô hình này được thiết kế để cung cấp cho người bệnh tùy chọn nhận chăm sóc tại nhà trong một số điều kiện nhất định. Trong năm 2016, hơn 100.000 người bệnh ở Pháp đã được điều trị theo mô hình bệnh viện tại nhà, tương đương với 175.000 lượt nhập viện, tăng 8% so với năm 2015.


    Hầu hết các nước đều nhận ra rằng để đáp ứng hiệu quả nhu cầu của dân số già và gánh nặng bệnh mạn tính ngày càng tăng, cần phải có nhiều nỗ lực hơn nữa để tăng cường khả năng tiếp cận chăm sóc ban đầu cho người dân và cung cấp dịch vụ chăm sóc liên tục và phối hợp ở môi trường bên ngoài bệnh viện.

    SỞ Y TẾ TP.HCM

    Xem thêm...
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này