SỞ Y TẾ Tìm hiểu công cụ PAPT giúp triển khai hiệu quả “Nguyên tắc 4 giờ” tại các khoa Cấp cứu - Sở Y Tế HCM

Thảo luận trong 'Tin tức của Sở Y tế' bắt đầu bởi Sở Y tế TP.HCM, 6/4/21.

  1. Sở Y tế TP.HCM

    Sở Y tế TP.HCM Bệnh viện Quận 4
      0/6

    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    0
    [​IMG]

    Các bệnh viện công ở tiểu bang Queensland (Úc) đã tiết kiệm được khoảng 2,5 triệu đô la Mỹ (USD) mỗi năm nhờ sử dụng công cụ PAPT giúp dự đoán chính xác số lượng bệnh nhân nhập vào khoa Cấp cứu của các bệnh viện, từ đó chủ động bố trí nguồn lực hợp lý (giường bệnh cấp cứu, nhân viên,…) giúp rút ngắn thời gian bệnh nhân nằm tại khoa Cấp cứu.


    Nguyên lý máy học được áp dụng với các thuật toán được sử dụng để xử lý các dữ liệu nhập viện và xuất viện của bệnh nhân trong nhiều năm trước đó, từ đó thiết lập nên công cụ hữu ích cho phép các bệnh viện dự đoán chính xác số lượng bệnh nhân đến khoa Cấp cứu theo từng thời điểm, từ đó chủ động lập kế hoạch tăng thêm hoặc giảm bớt số lượng giường cấp cứu, tương ứng là tăng thêm hoặc giảm số lượng nhân viên cấp cứu để tạo ra tốc độ lưu lượng bệnh nhân tối ưu. Công cụ này có tên là PAPT (Patient Admission Prediction Tool), đang được sử dụng tại 50 bệnh viện ở tiểu bang Queensland - Úc và có tỷ lệ chính xác lên đến 95%.


    Trước đó, tình trạng quá tải bệnh nhân tại các khoa Cấp cứu của các bệnh viện của Úc đang trở nên “khủng hoảng” và là một trong những thách thức lớn nhất mà hệ thống chăm sóc sức khỏe tại Úc phải đối mặt, tác động đáng kể đến chất lượng chăm sóc và trải nghiệm của người bệnh. Thời gian chờ đợi trung bình tại khoa Cấp cứu để bệnh nhân được nhập viện hoặc chuyển viện điều trị là khoảng 8 giờ 28 phút, một số trường hợp có thể lên đến 15 giờ hoặc hơn. Để giải quyết vấn đề này, vào năm 2015, Chính phủ Úc yêu cầu các bệnh viện công phải đảm bảo ít nhất 90% bệnh nhân đến các khoa cấp cứu phải được khám và nhập viện, xuất viện hoặc chuyển viện trong vòng 4 giờ (nguyên tắc 4 giờ).


    Trái ngược với suy nghĩ rằng khối lượng bệnh nhân cấp cứu là không thể đoán trước, số lượng bệnh nhân nhập viện mỗi ngày có thể được dự đoán với độ chính xác đáng kể. Công cụ dự đoán bệnh nhân nhập viện (PAPT) của CSIRO đã dự đoán số lượng bệnh nhân sẽ đến khoa cấp cứu và khi nào với độ chính xác lên đến 95%. PAPT sử dụng dữ liệu lịch sử để đưa ra dự đoán không chỉ chính xác về lượng bệnh nhân vào khoa Cấp cứu mà còn dự đoán được về mức độ khẩn cấp và thuộc chuyên khoa nào, cũng như bao nhiêu người sẽ được nhập viện và xuất viện. Phần mềm còn cho phép nhân viên khoa Cấp cứu xem có bao nhiêu bệnh nhân có khả năng đến trong giờ hiện tại và thời gian còn lại trong ngày, vào tuần tới hoặc thậm chí các ngày lễ khác nhau.


    Công cụ dự đoán bệnh nhân nhập viện PAPT đã mang lại hiệu quả tài chính ước tính lên tới 80 triệu đô la mỗi năm cho tiểu bang Queensland, bao gồm 2,5 triệu đô la do tiết kiệm nguồn lực một cách hiệu quả và 77,5 triệu đô la từ kết quả cải thiện của bệnh nhân do được điều trị kịp thời.



    (Tài liệu tham khảo: “Queensland hospitals can predict admissions ten years in advance”, https://apolitical.co)

    SỞ Y TẾ TP.HCM

    Xem thêm...
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này