SỞ Y TẾ Tìm hiểu hoạt động khám chữa bệnh ban đầu tại Nhật Bản - Sở Y Tế HCM

Thảo luận trong 'Tin tức của Sở Y tế' bắt đầu bởi Sở Y tế TP.HCM, 17/8/18.

  1. Sở Y tế TP.HCM

    Sở Y tế TP.HCM Bệnh viện Quận 4
      0/6

    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    0
    [​IMG]

    Tại nước Nhật, một bệnh nhân bị tiểu đường có thể được phát hiện và chẩn đoán thông qua bất kỳ cơ chế nào sau đây: (1) Không có triệu chứng, bệnh nhân được phát hiện và chẩn đoán thông qua khám sức khỏe tổng quát; (2) Được phát hiện tiểu đường trong thời gian điều trị cho một bệnh lý khác tại bệnh viện hoặc tại phòng khám; (3) Do các triệu chứng hoặc biến chứng của tiểu đường, bệnh nhân đến khám tại phòng khám bác sĩ tư hoặc đến thẳng phòng khám bác sĩ chuyên khoa tại bệnh viện mà không cần giấy giới thiệu. Khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, bệnh nhân được giới thiệu đến một bác sĩ chuyên khoa để được điều trị và quản lý bệnh. Sau khi ổn định ban đầu về tình trạng bệnh, bệnh nhân được giới thiệu trở lại phòng khám tại địa phương để tiếp tục theo dõi. Nhưng cũng có thể theo dõi tiếp tục tại phòng khám chuyên khoa của bệnh viện vì bệnh viện hoạt động như nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu trên địa bàn. Trong thời gian theo dõi tại phòng khám địa phương, bệnh nhân cũng có thể được chuyển đến phòng khám chuyên khoa tại bất kỳ điểm nào nếu có biến chứng hoặc do bệnh nhân yêu cầu. Tất cả đều được BHYT thanh toán và bệnh nhân phải đồng chi trả một phần.

    Trên đây là một ví dụ minh hoạ về đường đi của một bệnh nhân khi được phát hiện, chẩn đoán, quản lý bệnh không lây nhiễm tại nước Nhật. Qua đó cho thấy: hệ thống chăm sóc sức khỏe của hệ thống y tế tại Nhật Bản trong những năm qua chưa chú trọng đến các cơ sở khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ ban đầu, không có hệ thống “người gác cổng” cho các bệnh viện như các nước phát triển khác trên thế giới. Trong lịch sử phát triển của hệ thống y tế Nhật Bản, không có đào tạo bác sĩ thực hành tổng quát GP hoặc bác sĩ gia đình, và hầu hết các bác sĩ trong quá trình đào tạo y khoa đều chọn đi theo một chuyên khoa mà không trải qua kỳ thi sát hạch để được công nhận cấp quốc gia. Bệnh nhân thường đến các phòng khám chuyên khoa riêng lẻ, hoặc thuộc các trung tâm y tế hoặc thuộc các bệnh viện ngay cả chỉ có các triệu chứng nhẹ, mà không cần giới thiệu từ các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu.

    Để hạn chế tình trạng người bệnh đổ dồn về các bệnh viện, gần đây Nhật Bản đưa ra quy định mỗi bệnh nhân phải đóng 50 đô-la khi muốn khám tại các bệnh viện lớn tuyến cuối nếu không có giấy giới thiệu của các phòng khám ban đầu. Bằng giải pháp này, số lượt người bệnh đến khám tại các bệnh viện đã giảm, người dân đã chuyển sang đến khám tại các phòng khám trong cộng đồng nhiều hơn. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu và khám chữa bệnh chuyên khoa vẫn còn mơ hồ, các phòng khám dựa vào cộng đồng vẫn triển khai các thiết bị tiên tiến như máy MRI, thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị như tại các bệnh viện.

    Nhóm nghiên cứu của Hashimoto (2011) cho thấy, khi so sánh với Mỹ là nước đã thiết lập hệ thống chăm sóc sức khoẻ ban đầu, độ bao phủ và kiểm soát tăng huyết áp và tăng lipid máu thấp hơn ở Nhật, kể cả thực hành lâm sàng trong kiểm soát tiểu đường cũng chưa thật sự chuẩn mực. Theo các tác giả, chất lượng chăm sóc các bệnh mạn tính chưa tốt là do thiếu các hướng dẫn chuẩn, thiếu tập huấn đối với bác sĩ tổng quát lẫn bác sĩ chuyên khoa, có sự tách biệt giữa các dịch vụ dự phòng và điều trị.

    Nếu so sánh với các nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Nhật Bản có số ngày điều trị nội trú trung bình cao hơn, số giường điều trị theo dân số cũng cao hơn. Số bác sĩ/1.000 dân là 2,35 (thấp hơn các nước OECD, 3,02) , số điều dưỡng/1.000 dân là 9,06 (cao hơn các nước OECD, 8,3). Theo TCYTTG, Nhật Bản cần xem xét lại tác động tài chính của hệ thống y tế, khả năng sẽ không có sự tương thích giữa cung – cầu về nguồn lực và trách nhiệm chất lượng chăm sóc nếu không kiểm soát chặt chẽ chi phí, sự tiếp cận tự do của người dân với các dịch vụ y tế.

    Như vậy, ở góc độ tiếp cận của người dân với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, thì ở nước ta khá giống ở Nhật: (1) người dân có thể đến thẳng các bệnh viện để được khám chuyên khoa, không có quy định theo nguyên tắc “người gác cổng” để giảm tải cho các bệnh viện, (2) loại hình phòng khám bác sĩ gia đình còn rất mới, chỉ ở giai đoạn tiếp cận nguyên lý y học gia đình.

    SỞ Y TẾ TP.HCM

    Xem thêm...
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này