SỞ Y TẾ Tìm hiểu mô hình liên minh mang tính chiến lược trong quản lý logistics tại các bệnh viện tại Singapore - Sở Y Tế HCM

Thảo luận trong 'Tin tức của Sở Y tế' bắt đầu bởi Sở Y tế TP.HCM, 19/5/19.

  1. Sở Y tế TP.HCM

    Sở Y tế TP.HCM Bệnh viện Quận 4
      0/6

    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    0
    [​IMG]

    Đó là mô hình liên minh mang tính chiến lược (strategic alliance) giữa các bệnh viện với nhau và giữa các bệnh viện với nhà cung cấp trong quản lý logistics tại các bệnh viện, mô hình này có thể làm tăng mức độ cung ứng dịch vụ tại các bệnh viện và tiết kiệm chi phí.



    Về mô hình liên minh mang tính chiến lược tại các bệnh viện Singapore



    Với việc Bộ Y tế Singapore công bố công khai dữ liệu về chi phí khám, chữa bệnh tại các bệnh viện khác nhau cho các bệnh lý khác nhau nhằm tạo sự cạnh tranh giữa các bệnh viện giúp làm giảm chi phí của các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, điều này đã làm cho các bệnh viện phải chịu áp lực thực hiện càng nhiều biện pháp cắt giảm chi phí càng tốt. Một trong các biện pháp đó là các bệnh viện tìm kiếm sự liên minh hoặc thuê ngoài các hoạt động hậu cần để duy trì tính cạnh tranh của bệnh viện.



    Theo đó, tất cả các bệnh viện công lập ở Singapore được sắp xếp theo 2 cụm liên minh, đó là “National Healthcare Group” and “SingHealth Group”. Các bệnh viện tư nhân thì đứng độc lập hoặc liên minh thành các phân nhóm, bao gồm: “Pacific Health”, “Parkway Group Health”, “Raffles Medical Group” và “Thomson Medical Group”. Trong mỗi cụm hay mỗi nhóm đều có một mức độ liên minh nhất định giữa các bệnh viện trong hoạt động quản lý chuỗi cung ứng cho các bệnh viện.



    Tại các bệnh viện khu vực công lập, mỗi cụm liên minh có Văn phòng mua sắm nhóm (Group Procurement Offices - GPOs) riêng để chuyên trách các vấn đề hậu cần và mua sắm toàn bộ các mặt hàng của các bệnh viện trong cụm. Các phòng vật tư của các bệnh viện (material management divisions - MMDs) là một thành viên của GPO. GPO của mỗi cụm sẽ chịu trách nhiệm mua hàng hoá cho các bệnh viện trong cụm của họ, cũng như thực hiện mua hàng kết hợp cho liên cụm đối với một số mặt hàng phổ biến. Thực tiễn hoạt động theo mô thức này cho thấy có thể ngăn chặn một số nhà cung cấp độc quyền trong ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe. Một điểm khác cũng cần lưu ý là GPO của các cụm không mua tất cả các mặt hàng cho các bệnh viện trong cụm của họ. Ngược lại, trong tình huống đặc biệt, các bệnh viện vẫn có thể mua các mặt hàng theo yêu cầu riêng của từng bệnh viện. Về cung ứng các dịch vụ, liên minh của các bệnh viện với nhà cung cấp dịch vụ về thực phẩm và vải lanh cũng được thực hiện tại các bệnh viện ở Singapore.



    Tại các bệnh viện khu vực tư nhân, việc cung cấp cả các mặt hàng y tế và hàng hoá khác hầu hết được thực hiện bởi phòng vật tư MMD hay phòng logistics của bệnh viện (Logistics Department – LD) dựa trên yêu cầu của các khoa, phòng của bệnh viện, có thể do khối lượng mua nhỏ hơn.



    Về liên minh chiến lược giữa bệnh viện và nhà cung cấp hậu cần cho bệnh viện



    Hầu hết các bệnh viện ở Singapore đều chọn từ 2 đến 3 nhà cung cấp để cung cấp hàng hoá y tế và hàng hoá khác. Lý do phải chọn hơn 1 nhà cung cấp vì các loại sản phẩm có thể thay đổi trong cùng một danh mục (ví dụ: các loại thuốc khác nhau). Với việc chọn hạn chế số lượng nhà cung cấp hàng hoá, các giao dịch điện tử sẽ được sắp xếp hợp lý hơn. Bệnh viện sẽ đánh giá hiệu quả của các nhà cung cấp hàng hoá hàng năm, nên khó có thể có một liên minh dài hạn. Tuy nhiên, nếu một nhà cung cấp hàng hoá cho các bệnh viện chủ động tìm hiểu hệ thống và môi trường làm việc của các bệnh viện để tối ưu hóa chi phí và hiệu quả để được liên minh lâu dài với bệnh viện.



    Các nhà quản lý bệnh viện cho biết nguồn cung cấp hàng hoá của họ (y tế và không y tế) chủ yếu đến từ các nhà phân phối địa phương. Thực tiễn này có thể giảm thời gian giao hàng, đảm bảo có sẵn nguồn cung cấp, do đó họ có thể đáp ứng đơn đặt hàng trong một thông báo ngắn. Nghiên cứu cho thấy thời gian chờ tối đa cho các đơn đặt hàng cung cấp thuốc là 3 ngày và đối với các mặt hàng phi y tế, đó là 7 ngày.



    Về thuê ngoài các chức năng hậu cần trong bệnh viện



    Outsourcing (Thuê ngoài) là hình thức chuyển một phần chức năng nhiệm vụ của công ty ra gia công bên ngoài – những chức năng mà trước đây bệnh viện vẫn đảm nhận. Trước đây, thuê ngoài được nghĩ đến khi muốn tiết kiệm chi phí, ngày nay, outsourcing này còn được nghĩ đến khi bệnh viện lâm vào tình trạng “khủng hoảng thiếu nguồn nhân lực”.



    Các bệnh viện tại Singapore cũng thuê ngoài một số hoạt động như vệ sinh, an ninh, nhà ăn, cung cấp thực phẩm và giặt ủi. Các nghiên cứu cho thấy việc thuê ngoài một số hoạt động hậu cần là phổ biến tại các bệnh viện Singapore. Dịch vụ vệ sinh cũng như sửa chữa và bảo trì qua hình thức thuê ngoài tìm thấy ở 4 bệnh viện, 3 bệnh viện báo cáo việc thuê ngoài dịch vụ hệ thống thông tin và 2 bệnh viện thuê ngoài dịch vụ vải lanh và kho hàng hoá. Chỉ có 1 bệnh viện thuê ngoài cung ứng dịch vụ thực phẩm, các bệnh viện khác cho thấy mối lo ngại về việc cung cấp thực phẩm và chất lượng.



    Mặc dù việc thuê ngoài thực tế cho thấy không giúp các bệnh viện giảm đáng kể chi phí hậu cần, nhưng lợi ích thu được là tính chuyên nghiệp các công ty thuê ngoài. Từ phát hiện này, các nhà quản lý bệnh viện ở Singapore thấy rằng có thể tiết kiệm được thêm cùng một khoản với việc thuê ngoài đó là thay đổi các quy trình nội bộ khác, đầu tư công nghệ mới, thay đổi cấu trúc và thúc đẩy tính linh hoạt của bệnh viện. Có thể nói với mức độ đầu vào công nghệ cao để thực hiện các chức năng khác nhau, các bệnh viện ở Singapore sử dụng lực lượng lao động thuê ngoài như là lựa chọn chiến lược của họ để tăng cường mức độ dịch vụ thay vì chỉ liên minh với các công ty cung cấp toàn bộ dịch . Về lâu dài, do nhu cầu tập trung vào năng lực cốt lõi của bệnh viện và để giảm chi phí, các bệnh viện có thể thuê ngoài nhiều dịch vụ hậu cần hơn.

    SỞ Y TẾ TP.HCM

    Xem thêm...
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này