SỞ Y TẾ Tìm hiểu quy định “hệ thống 2 hoá đơn” của mô hình Sanming tại Trung Quốc - Sở Y Tế HCM

Thảo luận trong 'Tin tức của Sở Y tế' bắt đầu bởi Sở Y tế TP.HCM, 16/6/19.

  1. Sở Y tế TP.HCM

    Sở Y tế TP.HCM Bệnh viện Quận 4
      0/6

    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    0
    Một công trình nghiên cứu đánh giá hiệu quả của “mô hình Sanming” đã cho thấy sự gia tăng chi phí điều trị tại các bệnh viện đã được kìm chế, theo đó tốc độ tăng trưởng trung bình của tổng chi tiêu của người bệnh nội trú đã giảm 1,34%, (5,38% so với trước đó là 6,72%) (Bảng A). Đặc biệt, mức độ giảm chi tiêu thuốc trên đầu người là rất đáng chú ý, chi phí thuốc bình quân đầu người và tốc độ tăng trưởng trung bình của chi phí thuốc đều giảm với tốc độ tăng trưởng trung bình của chi tiêu thuốc giảm từ 5,13% trước đó xuống còn 4,81% (Bảng B). Các chi phí cho xét nghiệm chẩn đoán không có sự khác biệt lớn (Bảng C). Các chi phí dịch vụ của bác sĩ và các dịch vụ điều trị, phản ánh đầu vào công lao động của bác sĩ, được tăng lên sau khi cải cách (Bảng D). (Theo “Effect of a typical systemic hospital reform on inpatient expenditure for rural population: the Sanming model in China”, BMC Health Services Research , 2019)



    [​IMG]

    Hiệu quả kìm chế tốc độ tăng trưởng về chi phí của “mô hình Sanming”



    Theo các nhà nghiên cứu, có được kết quả khả quan trên là do triển khai đồng bộ các nhóm hoạt động đổi mới, còn gọi là đổi mới 4 trong 1, bao gồm: (1) Đổi mới công tác quản trị bệnh viện, (2) Đổi mới việc cung ứng và sử dụng thuốc, (3) Đổi mới bảo hiểm y tế, (4) Đổi mới cung ứng dịch vụ khám, chữa bệnh. Xét về hiệu quả kìm hãm sự gia tăng chi phí điều trị, phải nhắc đến các hoạt động của nhóm thứ hai, và nhất là triển khai quy định “hệ thống 2 hoá đơn” (“two invoices system”).



    [​IMG]



    Trong nhóm hoạt động thứ hai, bên cạnh việc chuyển đổi sang mua sắm tập trung cho tất cả bệnh viện công lập theo hướng mở và cạnh tranh giá, và tăng cường giám sát giảm sử dụng thuốc, nhất là kháng sinh và những thuốc ít có hiệu quả lâm sàng nhưng thường có hoa hồng cho bác sĩ chỉ định, thì quy định “hệ thống 2 hoá đơn” (“two invoices system”) trong đấu thầu và mua sắm thuốc là điểm rất mới và rất quyết liệt của Chính phủ Trung Quốc nhằm kiềm chế gia tăng chi phí sử dụng thuốc tại các bệnh viện.



    Dưới đây là tóm lược các vấn đề liên quan đến quy định “hệ thống 2 hoá đơn” trong công tác mua sắm thuốc tại các bệnh viện tự chủ theo “mô hình Sanming” tại thành phố Tam Minh (Sanming), tỉnh Phúc Kiến (Fujian), Trung Quốc (theo “Challenges of the ‘two invoices’ system for China’s pharmaceutical industry” – KPMG, 2017):



    “Hệ thống 2 hóa đơn” là quy định đảm bảo chỉ có tối đa hai hóa đơn được phát hành trong chuỗi quy trình mua sắm thuốc: một hoá đơn do nhà sản xuất dược phẩm cung cấp và một hoá đơn do nhà phân phối phát hành cho các bệnh viện. So với mô hình mua sắm thuốc trước đổi mới, “hệ thống 2 hóa đơn” đã loại bỏ nhiều tầng lớp của các nhà phân phối và làm hợp lý hóa đáng kể quá trình mua sắm. Tại Trung Quốc, quy định áp dụng “hệ thống 2 hoá đơn” trong công tác mua sắm thuốc của các bệnh viện công lập đã được đưa vào hệ thống văn bản pháp luật.



    Giai đoạn trước đổi mới, Trung Quốc có nhiều tầng lớp nhà phân phối và nhà đại diện trong chuỗi cung ứng thuốc cho các bệnh viện, chính mạng lưới phân phối phức tạp và thiếu minh bạch đã làm tăng giá thuốc ở một mức độ nhất định nào đó. Quy định “hệ thống 2 hóa đơn” nhằm mục đích điều chỉnh và hợp lý hóa việc phân phối thuốc, tạo ra một môi trường phân phối lành mạnh trong đó giá cả của các sản phẩm là hợp lý và phải chăng.



    Quy định “hệ thống 2 hóa đơn” được áp dụng tại tất cả các cơ sở y tế công lập, các cơ sở y tế khác cũng được khuyến khích áp dụng hệ thống này trong quy trình mua sắm của họ. Giai đoạn đầu, các bệnh viện công tại các tỉnh và thành phố được chọn thí điểm trong chương trình cải cách sẽ thực hiện trước, sau đó triển khai trên toàn quốc vào năm 2018.



    Đối với hình thức đấu thầu thuốc, “hệ thống 2 hóa đơn” là điều kiện tiên quyết khi mua sắm tập trung, theo đó, các nhà sản xuất thuốc sẽ trực tiếp tham gia đấu thầu và cam kết tuân thủ quy định “hệ thống 2 hóa đơn”, và được đưa vào hồ sơ dự thầu. Nếu không phải diện mua sắm tập trung, các điều khoản làm rõ về về “hệ thống 2 hóa đơn” sẽ được quy định trong hợp đồng mua sắm.



    “Hệ thống 2 hóa đơn” đã có tác động sâu sắc đến các công ty dược phẩm từ góc độ kinh doanh và thuế. Có 2 mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay của các công ty dược có thể tóm lược như sau:



    Mô hình 1 (Buy-sell model): nhà sản xuất sẽ bán các sản phẩm dược phẩm cho nhà phân phối với giá tương đối thấp. Tiền ký quỹ được giữ lại trong kênh phân phối sẽ được sử dụng để chi trả cho các dịch vụ liên quan đến quảng cáo, tiếp thị và hỗ trợ bán hàng do các nhà phân phối cung cấp. Theo mô hình này, các sản phẩm dược phẩm sẽ được bán thông qua nhiều nhà phân phối trước khi được bán cho nhà cung cấp dịch vụ y tế với giá cao hơn nhiều.



    [​IMG]



    Mô hình 2 (Commission/service fee model): nhà sản xuất sẽ bán các sản phẩm dược phẩm cho nhà phân phối với giá cao hơn. Nhà phân phối sẽ kiếm được một mức giới hạn cho các dịch vụ phân phối được cung cấp. Các dịch vụ liên quan đến quảng cáo, tiếp thị và hỗ trợ bán hàng do bên thứ ba cung cấp sẽ được chi trả thông qua phí hoa hồng hoặc phí dịch vụ do nhà sản xuất chi trả. Với việc triển khai quy định hệ thống 2 hóa đơn, mô hình 1 sẽ bị loại bỏ vì sẽ chỉ có một nhà phân phối được phép trong chuỗi giá trị trong tương lai. Dự báo sẽ có nhiều nhà cung cấp dịch vụ trở thành tổ chức bán hàng hợp đồng – CSO (Contract Sales Organisations) chuyên biệt như trong mô hình 2. Cũng có thể thấy trước rằng các tổ chức phân phối lớn sẽ tạo ra một bộ phận hỗ trợ bán hàng và đưa nó vào một thực thể pháp lý riêng biệt để tuân thủ quy định hệ thống 2 hóa đơn.



    [​IMG]

    Sở Y tế TP.HCM

    Xem thêm...
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này