SỞ Y TẾ Tìm hiểu thêm hệ thống hội đồng 2 cấp khi chuyển đổi sang cơ chế tự chủ của các bệnh viện công lập tại các nước trên thế giới - Sở Y Tế HCM

Thảo luận trong 'Tin tức của Sở Y tế' bắt đầu bởi Sở Y tế TP.HCM, 10/6/19.

  1. Sở Y tế TP.HCM

    Sở Y tế TP.HCM Bệnh viện Quận 4
      0/6

    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    0
    [​IMG]

    Hội đồng 2 cấp tại các bệnh viện công lập khi chuyển đổi sang cơ chế tự chủ tại nước Cộng hoà Síp



    Khi chuyển sang cơ chế tự chủ, hệ thống hội đồng 2 cấp (two-tier system) sẽ thay thế cho ban giám đốc (1 cấp) của các bệnh viện. Mỗi hội đồng có thẩm quyền riêng biệt rõ ràng, Hội đồng quản lý (Executive Board) sẽ chịu trách nhiệm điều hành hoạt động hàng ngày của bệnh viện, Hội đồng quản trị (Board of Directors) sẽ giám sát Hội đồng quản lý. Mục đích của hội đồng 2 cấp là để ngăn chặn xung đột lợi ích và quá nhiều quyền lực được tập trung trong tay của một người.



    Đó là kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới và cũng là khuyến nghị của các chuyên gia của TCYTTG và Ngân hàng Thế giới khi hỗ trợ lập kế hoạch tái cấu trúc bộ máy quản lý bệnh viện khi chuyển đổi các bệnh viện sang cơ chế tự chủ tại nước Cộng hoà Síp. (Theo “Designing the organizational structure of new autonomous organizations” – Alexandre Lourenço - 2015).



    Về Hội đồng quản trị bệnh viện (Board of Directors):



    Tại nước Cộng hoà Síp, vai trò và thành phần của Hội đồng quản trị được dự thảo đưa vào luật định. Hội đồng có trách nhiệm vận hành, quản lý, kiểm soát, giám sát và phát triển các bệnh viện công. Hội đồng quản trị bệnh viện là những người đại diện cho cổ đông / chủ sở hữu của bệnh viện công lập. Những người được chỉ định làm thành viên của Hội đồng phải có uy tín về đạo đức và chuyên môn, không có xung đột lợi ích (được công bố danh sách công khai), có trình độ học vấn cao và có kinh nghiệm về lĩnh vực liên quan. Hội đồng quản trị bệnh viện bao gồm:



    a. Một Chủ tịch đại diện cho Chính phủ;

    b. Một Phó Chủ tịch đại diện cho Chính phủ;

    c. Một thành viên là đại diện của người bệnh;

    d. Hai thành viên được chỉ định đại diện cho Chính phủ;

    e. Hai thành viên là đại diện cho Bộ Tài chính và Bộ Y tế;

    f. Hai thành viên còn lại của Hội đồng quản trị bệnh viện là Tổng Giám đốc/Giám đốc điều hành (CEO), kiêm giữ chức vụ Thư ký của Hội đồng quản trị, và một Phó Giám đốc điều hành kiêm chức vụ Giám đốc Y khoa của bệnh viện.



    Hội đồng quản trị bệnh viện họp ít nhất hàng tháng và bất cứ khi nào được Chủ tịch hoặc theo yêu cầu của ít nhất 5 thành viên (trông tổng số 9 thành viên). Hội đồng quản trị có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch chiến lược/ kinh doanh, ngân sách hàng năm và các quy định nội bộ của bệnh viện. Khi quyết định có liên quan đến xung đột lợi ích với bất kỳ thành viên nào của Hội đồng, thì thành viên đó sẽ rời khỏi phòng trong quá trình ra quyết định.



    Về Hội đồng quản lý bệnh viện (Executive Board):



    Các thành viên của Hội đồng quản lý bệnh viện được tuyển chọn theo quy trình độc lập, không phụ thuộc vào Hội đồng quản trị, nhưng phải đáp ứng đủ các yêu cầu về đào tạo và kinh nghiệm thực tiễn. Hội đồng quản lý họp ít nhất hàng tuần hoặc bất cứ lúc nào khi được CEO hoặc ít nhất 3 thành viên của Hội đồng yêu cầu. Những quyết định khoa học và quyết định quản lý không đòi hỏi phải thông qua Hội đồng quản trị trừ khi có liên quan đến luật pháp hoặc vượt quá ngân sách đã được phê duyệt của Hội đồng quản trị.



    Mỗi vị trí chức danh của Hội đồng quản lý đều được quy định cụ thể về trình độ chuyên môn nghiệp vụ có liên quan và số năm kinh nghiệm:



    a. Tổng Giám đốc – CEO: phải có bằng thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Quản trị y tế hoặc các lĩnh vực có liên quan. Phải có ít nhất 10 năm kinh nghiệm quản lý các cơ sở lớn, trách nhiệm cao. Vị trí quản lý điều hành cơ sở y tế trước đây với ngân sách hoặc số lượng nhân viên tối thiểu phù hợp với quy mô của bệnh viện.



    b. Giám đốc chuyên môn – CMO: phải là bác sĩ y khoa được đào tạo từ một trường y khoa đã được công nhận, đã được cấp giấy phép hoạt động. Có chứng chỉ chuyên khoa và bằng thạc sĩ về Quản lý y tế hoặc các lĩnh vực có liên quan. Phải có tối thiểu 7 năm thực hành lâm sàng, tham gia lãnh đạo nhân viên y tế và có kinh nghiệm quản lý trong hệ thống cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Có 3 đến 5 năm làm quản lý y tế. Có kinh nghiệm về nghiên cứu khoa học.



    c. Giám đốc dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu – CPHSO: phải là bác sĩ y khoa được đào tạo từ một trường y khoa đã được công nhận. Có chứng chỉ chuyên khoa bác sĩ gia đình, chứng chỉ y học cộng đồng, y học thực hành tổng quát. Thạc sĩ quản lý y tế hoặc y tế công cộng. Phải có tối thiểu 5 năm thực hành lâm sàng, tham gia lãnh đạo nhân viên y tế và có kinh nghiệm quản lý trong hệ thống cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Có 3 đến 5 năm làm quản lý y tế. Có kinh nghiệm về nghiên cứu khoa học.



    d. Giám đốc điều dưỡng – CNO: phải là điều dưỡng được đào tạo theo chương trình điều dưỡng thực hành RN (Registered Nurse). Có bằng cử nhân (4 năm) về Khoa học điều dưỡng và thạc sĩ Quản lý y tế hoặc các lĩnh vực có liên quan. Có 5 năm kinh nghiệm ở vị trí quản lý điều dưỡng.



    e. Giám đốc tài chính – CFO: có bằng cử nhân và bằng thạc sĩ về kế toán, hoặc kế toán viên đã được cấp phép và có bằng thạc sĩ quản lý y tế hoặc lĩnh vực có liên quan. Có kinh nghiệm 5 năm làm quản lý tài chính tại các cơ sở hoặc đã từng làm giám đốc tài chính bệnh viện trước đó.



    f. Giám đốc khoa học – CSO: có bằng thạc sĩ Dược hoặc Chẩn đoán y khoa hoặc Khoa học sức khoẻ. Có kinh nghiệm 5 năm về quản lý.



    g. Giám đốc điều hành – COO: có bằng cử nhân và thạc sĩ về Quản trị kinh doanh, Quản lý y tế hoặc lĩnh vực có liên quan. Có kinh nghiệm 5 năm làm công tác quản lý bệnh viện hoặc các cơ sở chăm sóc sức khoẻ.
    Sở Y tế TP.HCM

    Xem thêm...
     
    BS Trịnh Hữu Phước thích bài này.
    Đang tải...

Chia sẻ trang này