SỞ Y TẾ Tìm hiểu thời gian nằm viện trung bình tại các nước trên thế giới - Sở Y Tế HCM

Thảo luận trong 'Tin tức của Sở Y tế' bắt đầu bởi Sở Y tế TP.HCM, 20/7/19.

  1. Sở Y tế TP.HCM

    Sở Y tế TP.HCM Bệnh viện Quận 4
      0/6

    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    0
    Thời gian nằm điều trị quá dài hoặc quá ngắn khi người bệnh chưa thật sự hồi phục đều cần phải xem xét lại. Người bệnh phải nằm lại bệnh viện để điều trị lâu hơn có thể là dấu hiệu của chất lượng chăm sóc kém, do các quy trình chăm sóc của bệnh viện không hiệu quả có thể gây ra sự chậm trễ trong việc điều trị; hoặc do các sai sót trong quá trình chăm sóc làm bệnh nhân phải cần được điều trị thêm hoặc chất lượng điều trị không tốt làm thời gian phục hồi chậm; hoặc do sự phối hợp chăm sóc chưa tốt có thể khiến người bệnh phải chờ đợi và kéo dài thời gian nằm viện. Ngược lại, người bệnh nếu được xuất viện quá sớm khi người bệnh chưa thật sự hồi phục thì nguy cơ tái nhập viện sẽ cao, hậu quả sẽ làm gia tăng chi phí điều trị và ảnh hưởng đến chất lượng điều trị.



    Thử tìm hiểu thời gian điều trị trung bình tại các nước OECD (2015):



    [​IMG]



    Trong năm 2015, thời gian nằm viện trung bình cho tất cả các bệnh lý của các quốc gia OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - Organization for Economic Cooperation and Development) là khoảng 8 ngày. Thổ Nhĩ Kỳ và Mexico có thời gian nằm viện ngắn nhất, khoảng 4 ngày, trong khi Nhật Bản và Hàn Quốc có thời gian nằm viện dài nhất, hơn 16 ngày. Ở hầu hết các quốc gia, thời gian nằm viện trung bình đã giảm đáng kể tính từ năm 2000, giảm nhiều nhất là ở Nhật Bản, Thụy Sĩ, Anh và Israel. Tuy nhiên, ở Hàn Quốc và Hungary thời gian nằm viện lại tăng; ở Ý, Canada và Nam Phi thì tăng nhẹ.



    Đối với sinh thường, thời gian nằm viện trung bình ở các quốc gia này là ít hơn 3 ngày. Dao động dưới 2 ngày là Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Canada, Iceland và Hà Lan, nhưng lên đến khoảng 5 ngày ở Cộng hòa Slovak và Hungary. Ở hầu hết các nước OECD, thời gian nằm viện trung bình đối với sinh đẻ đã giảm kể từ năm 2000.



    Đối với nhồi máu cơ tim cấp, thời gian nằm viện trung bình là 6,5 ngày. Ngắn nhất, dưới 5 ngày, là ở các nước Scandinavi (Na Uy, Đan Mạch và Thụy Điển), Thổ Nhĩ Kỳ và Cộng hòa Slovak, và cao nhất là ở Chile và Đức, lên đến hơn 10 ngày. Thời gian nằm viện trung bình sau nhồi máu cơ tim cấp đã giảm ở tất cả các nước OECD kể từ năm 2000, với mức giảm đặc biệt được ghi nhận ở Áo, Phần Lan và Cộng hòa Slovak.



    Giải thích sự khác nhau về thời gian nằm viện giữa các quốc gia này, đó là sự kết hợp của nguồn cung cấp giường bệnh dồi dào và cơ chế thanh toán theo phí dịch vụ - là động lực để các bệnh viện giữ bệnh nhân lâu hơn. Trước tình hình này, ngày càng có nhiều quốc gia (Pháp, Đức, Ba Lan) chuyển sang các phương thức thanh toán trả trước, thường dựa trên các nhóm liên quan đến chẩn đoán (DRGs). Với phương thức thanh toán này đã khuyến khích các bệnh viện giảm chi phí cho mỗi đợt chăm sóc. Điều này rõ nhất là ở Thụy Sĩ, khi chuyển từ thanh toán phí dịch vụ sang thanh toán dựa trên DRG đã làm giảm thời gian nằm viện. Một giải pháp khác, cùng với việc giảm số lượng giường bệnh nội trú là phát triển các dịch vụ chăm sóc trong cộng đồng, giải pháp này sẽ rút ngắn thời gian nằm viện trung bình, rõ nhất là ở Đan Mạch.



    Các giải pháp khác bao gồm thúc đẩy triển khai các kỹ thuật phẫu thuật ít xâm lấn, mở rộng các chương trình xuất viện sớm cho phép bệnh nhân trở về nhà để được chăm sóc theo dõi tại nhà, và cải thiện sự phối hợp chăm sóc tại bệnh viện.



    Có một chỉ số giúp đánh giá chính xác hơn về thời gian nằm viện dài không cần thiết, đó là số ngày mà người bệnh ở lại bệnh viện sau khi bác sĩ tuyên bố họ có thể được xuất viện tính trên 1.000 dân. Đan Mạch báo cáo chỉ dưới 10 ngày ngủ thêm tại bệnh viện trên 1.000 dân vào năm 2014, con số này tương đối ổn định theo thời gian. Na Uy đã cải tiến rõ rệt việc xuất viện trễ, từ 28 ngày ngủ thêm tại bệnh viện trên 1.000 dân vào năm 2011 xuống còn khoảng 12 ngày vào năm 2015. Tại Anh, có sự gia tăng đáng kể kể từ năm 2013, hơn 30 ngày ngủ thêm tại bệnh viện trên 1.000 dân (năm 2015), sự gia tăng chỉ số này phản ánh các dịch vụ y tế hoặc chăm sóc xã hội đang diễn ra tại Anh chưa sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân (theo www.oecd.org).
    SỞ Y TẾ TP.HCM

    Xem thêm...
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này