SỞ Y TẾ Tìm hiểu ứng dụng máy học và trí tuệ nhân tạo trong hoạt động cấp cứu ngoài bệnh viện của một trung tâm cấp cứu hiện đại - Sở Y Tế HCM

Thảo luận trong 'Tin tức của Sở Y tế' bắt đầu bởi Sở Y tế TP.HCM, 9/5/19.

  1. Sở Y tế TP.HCM

    Sở Y tế TP.HCM Bệnh viện Quận 4
      0/6

    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    0
    [​IMG]

    ProQA là phần mềm ứng dụng định dạng chuẩn các bước thực hiện để điều phối theo thứ tự ưu tiên khi tiếp nhận cuộc gọi cấp cứu. Đây là một hệ thống tự động hoạt động khi được kích hoạt bởi cuộc gọi cấp cứu bằng cách đánh giá thông tin đến theo các quy tắc logic được xây dựng dựa trên kiến thức y khoa của các nhà chuyên môn trong chuyên ngành cấp cứu, với mục đích cung cấp công cụ tự động để cung cấp dịch vụ chăm sóc bệnh nhân trong môi trường ở ngoài bệnh viện tốt nhất. ProQA hướng dẫn quá trình thu thập thông tin quan trọng từ người gọi cấp cứu, lấy thông tin về trạng thái của bệnh nhân, chọn cấp độ điều phối phù hợp và hướng dẫn người gọi các bước thực hiện trong khi chờ các chuyên viên cấp cứu ngoài bệnh viện đến hiện trường.



    Cốt lõi của ProQA là hệ thống điều phối cấp cứu ưu tiên, thuật ngữ tiếng Anh là Medical Priority Dispatch System - MPDS. Hệ thống MPDS đã được phát triển và cải tiến trong hai thập kỷ qua dưới sự chỉ đạo của bác sĩ Jeff J. Clawson (Mỹ), người được biết đến như là cha đẻ của MPDS. Ông đã tạo ra một quy trình đào tạo những người điều phối tình huống cấp cứu khẩn cấp để hướng dẫn người gọi thông qua một loạt các câu hỏi có cấu trúc sử dụng các giao thức chi tiết qua điện thoại. Thay vì chỉ đơn giản là cử chuyên viên cấp cứu ngoài bệnh viện đến hiện trường để ứng phó theo địa điểm cuộc gọi, người điều phối cấp cứu đóng vai trò là người đầu tiên, người trả lời đầu tiên, cung cấp các hướng dẫn trước khi các chuyên viên cấp cứu (Paramedic) đến cấp cứu người bệnh đang rơi vào tình trạng đe doạ tính mạng như ngừng tim, nghạt thở, mang thai có nguy cơ cao…



    Hệ thống MPDS là đơn giản, nhưng đầy đủ. Nó bao gồm các hướng dẫn theo triệu chứng chính hoặc loại sự cố giúp cho các điều phối viên cấp cứu nhanh chóng có được thông tin quan trọng về tình trạng bệnh nhân và tình trạng hiện trường. Sau đó, người điều phối viên sử dụng thông tin này để gửi cấu hình phản hồi phù hợp như hướng dẫn các bước để người thân sơ cứu nạn nhân tại chổ, đồng thời gửi đầy đủ thông tin của nạn nhân đến các chuyên viên cấp cứu ngoài bệnh viện cùng xe cứu thương đi cấp cứu tại hiện trường.



    Các điều phối viên cấp cứu (Dispatcher) yêu cầu phải được được đào tạo và được cấp chứng nhận thực hành đảm bảo 4 hoạt động quan trọng sau: (1) Thẩm vấn người gọi theo cấu trúc đã có sẵn và nhanh chóng đánh giá bệnh nhân, (2) Lựa chọn chính xác trạm cấp cứu vệ tinh thích hợp, (3) Chuyển tiếp thông tin bệnh nhân đến đội cấp cứu sẽ đến hiện trường, (4) Hướng dẫn nhanh, chính xác các bước sơ cứu tại chổ cho người gọi cấp cứu.



    Đã từ lâu, khi nói đến cấp cứu ngoài bệnh viện thường chỉ nhắc đến đầu tư thêm xe cứu thương, phát triển nguồn nhân lực chuyên trách tham gia cấp cứu ngoài bệnh viện (Paramedic), mà ít nhắc đến việc phát triển và đầu tư nguồn lực và công cụ cho các điều phối viên cấp cứu, thậm chí có nơi còn gọi là người trực tổng đài điện thoại cấp cứu. Việc nghiên cứu, triển khai các điều phối viên cấp cứu ngoài bệnh viện (EMD: Emergency Medical Dispatcher) đúng nghĩa, được xác định rõ chức năng và phạm vi hoạt động, được đào tạo và trang bị công cụ và phương tiện làm việc (ProQA, MPDS) chắc chắn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện, cứu sống nhiều người bệnh hơn.

    SỞ Y TẾ TP.HCM

    Xem thêm...
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này